Tỷ lệ nước cơ thể như thế nào là tốt?
Bạn có đoán được tỷ lệ nước trong cơ thể mình là bao nhiêu không? Tại sao các chuyên gia dinh dưỡng lại không ngừng khuyên bạn phải bổ sung ít nhất 2 lít nước cho cơ thể? Hay những thực phẩm nào cần ăn để bổ sung nước? Rất nhiều điều thú vị bạn cần biết về “nước” đấy. Cùng Maxcare Home tìm hiểu nha.
Tại sao biết tỷ lệ nước cơ thể lại quan trọng?
Nước quan trọng như thế nào với cơ thể?
Một điều thú vị có lẽ bạn chưa biết: Ngay từ khi mới sinh ra, hơn một nửa trọng lượng cơ thể của chúng mình được cấu tạo bởi nước đấy. Tỷ lệ này sẽ duy trì 50% trong suốt cuộc đời bạn, mặc dù nó có thay đổi theo thời gian và tình hình sức khỏe. Tại sao cơ thể lại cần nhiều nước thế?
Lý do là nước cần cho mọi hệ thống và chức năng của cơ thể. Ví dụ:
- Giúp chuyển hóa và vận chuyển Protein và Carbohydrate từ thực phẩm bạn ăn để nuôi dưỡng cơ thể.
- Giúp cơ thể đào thải chất thải, chủ yếu qua nước tiểu.
- Duy trì nhiệt độ cơ thể thông qua mồ hôi và điều tiết hô hấp khi nhiệt độ tăng.
- Nước bảo vệ các mô nhạy cảm
- Đặc biệt, nước là thành phần tạo nên chất lỏng bao quanh và bảo vệ não và em bé trong bụng mẹ
- Thành phần chính trong nước bọt
- Và giúp giữ cho các khớp được bôi trơn
Bạn nên có tỷ lệ nước là bao nhiêu?
Tùy vào trọng lượng cơ thể, lượng nước cần cho mỗi người là khác nhau. Bên dưới là tỷ lệ nước lý tưởng bạn có thể tham khảo nha:
Đối với người lớn:
Người lớn | 12 - 18 tuổi | 19 - 50 tuổi | Từ 51 tuổi trở lên |
Nam | 52% – 66%Trung bình là 59% | 43% – 73%Trung bình là 59% | 47% – 67%Trung bình là 56% |
Nữ | 49% – 63%Trung bình là 56% | 41% – 60%Trung bình là 50% | 39% – 57%Trung bình là 47% |
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em:
Tuổi | Sơ sinh 6 tháng | 6 tháng - 1 tuổi | 1 - 12 tuổi |
Lượng nước | 64% – 84%Trung bình là 74% | 57%–64%Trung bình là 60% | 49% – 75%Trung bình là 60% |
Tỷ lệ % nước sẽ giảm dần theo tuổi, phần lớn là do cơ thể bạn có có nhiều chất béo hơn lúc trẻ và càng về già thì lượng chất béo này sẽ ít đi. Mô mỡ sẽ chứa ít nước hơn mô nạc, vì vậy trọng lượng và thành phần cơ thể của bạn ảnh hưởng đến tỷ lệ nước trong cơ thể đấy.
Làm cách nào để duy trì tỷ lệ nước cần thiết cho cơ thể?
Bạn cần biết tỷ lệ nước trong bạn
Có một số công thức tính toán nước dựa vào chiều cao, cân nặng. Tuy nhiên, lượng nước này còn bị ảnh hưởng bởi lượng mỡ, cơ… Cách chính xác nhất hiện nay là sử dụng các thiết bị phân tích chỉ số sức khỏe. Cụ thể:
- Khi bạn đứng lên thiết bị cân sức khỏe Tanita, công nghệ BIA được tích hợp vào thiết bị sẽ truyền tín hiệu điện thấp và an toàn vào cơ thể bạn;
- Tín hiệu này quét qua nước, các mô cơ và mỡ
- Thuật toán Tanita sẽ sử dụng dữ liệu này để tính toán và đưa ra 10 chỉ số cơ thể chính xác nhất.
- % lượng nước cũng sẽ được xác định dựa trên nhiều yếu tố như thế.
Công nghệ BIA - gọi là điện trở kháng sinh học, hiện đang là công nghệ phân tích thành phần cơ thể chính xác nhất trên thế giới. Cha đẻ của công nghệ này chính là thương hiệu Tanita (Nhật Bản).
Tại Việt Nam, vì tính tiện lợi, chính xác và giá thành trung bình, nhiều gia đình đã bắt đầu sử dụng cân sức khỏe Tanita. Hiện 04 mẫu cân Tanita thịnh hành nhất sản phẩm đang được phân phối độc quyền tại 10 showroom và các kênh thương mại điện tử chính thức của Maxcare Home.
Làm thế nào để có tỷ lệ nước hợp lý?
Uống nước đúng cách:
- Uống ít nhất 2 lít nước một ngày, tuy nhiên lượng nước này còn dao động theo tuổi tác, cân nặng, sức khỏe và mức độ hoạt động. Một cách khá quen thuộc là: Cân nặng (kg) x 2 x 0,5 = số lít nước cần uống
- Không uống đủ nước: khiến bạn không đi vệ sinh nhiều vì cơ thể ta sẽ cố gắng tiết kiệm chất lỏng trong cơ thể.
- Cẩn thận với đồ uống có chứa caffein (cà phê, trà…) hoặc một số loại nước ngọt có tác dụng lợi tiểu. Đi tiểu nhiều quá sẽ khiến cơ thể mất nước.
Những thực phẩm nào bổ sung nước tốt?
Maxcare Home gợi ý một số thức ăn có nhiều nước cho bạn nhé:
- Dâu tây và các loại quả mọng khác
- Cam và các loại trái cây có múi khác
- Rau diếp
- Dưa leo
- Rau chân vịt
- Các loại dưa: dưa hấu, dưa đỏ
- Sữa tách béo
- …
Hãy chú ý bổ sung những thực phẩm kể trên vào bữa ăn hàng ngày của các bạn nhé.
Dấu hiệu nào cho thấy tỷ lệ nước trong cơ thể bạn chưa hợp lý?
Dấu hiệu của cơ thể thiếu nước
Mất nước đặc biệt nguy hiểm đối với những người tập thể dục hoặc làm việc trong thời tiết nóng nực.
Một số nguyên nhân phổ biến như:
- Hoạt động thể chất liên tục khiến mồ hôi bốc hơi nhanh hơn, làm tăng tốc độ mất nước hơn.
- Một số bệnh như: tiểu đường và bệnh thận sẽ làm tăng tỷ lệ mất nước do đi tiểu nhiều hơn.
- Khi bị cảm lạnh, bạn không ăn uống được nhiều như bình thường, khiến bạn có nguy cơ bị mất nước.
Các triệu chứng mất nước bạn cần chú ý là:
- Cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt
- Nước tiểu có màu đậm
- Đi tiểu ít hơn thường ngày
- Khô miệng
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: tã khô trong thời gian dài hay khóc không ra nước mắt.
Thiếu nước ảnh hưởng tệ đến sức khỏe
Thiếu nước trầm trọng và trong thời gian dài có thể để lại nhiều ảnh hưởng tệ cho sức khỏe:
- Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và các bệnh liên quan đến thận.
- Co giật do mất cân bằng natri, kali và các chất điện giải khác.
- Giảm huyết áp đột ngột, dẫn đến ngất xỉu.
- Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
- Da và môi khô hơn.
Liệu cơ thể có bị thừa nước không?
“Say nước” - là tình trạng để mô tả khi bạn uống quá nhiều nước khiến nồng độ natri, kali và các chất điện giải khác bị loãng.
Ngoài ra, một số căn bệnh nền cũng dễ khiến bạn bị nhiễm độc nước vì chúng gây tích nước trong cơ thể. Bao gồm:
- suy tim sung huyết
- bệnh thận
- bệnh tiểu đường được quản lý kém
Trong trường hợp này, ngay cả khi uống một lượng nước bình thường cũng có thể gây nguy hiểm đấy.
Tóm lại, với cơ thể bình thường, bạn nên uống đủ nước và bổ sung những thực phẩm có ích để tránh các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn do mất nước. Đồng thời, bạn cũng nên theo dõi tỷ lệ % lượng nước trong cơ thể với cân Tanita hàng ngày để biết được lượng nước cần bổ sung là nhiều hay ít nhé.