Chuyên gia gợi ý 15 phương pháp và mẹo dân gian trị đau mỏi vai gáy tại nhà

Chuyên gia gợi ý 15 phương pháp và mẹo dân gian trị đau mỏi vai gáy tại nhà
Nội dung bài viết

    Đau mỏi vai gáy là chứng bệnh phổ biến gặp ở nhiều lứa tuổi và nhiều nghề nghiệp khác nhau, có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, trị đau mỏi vai gáy sao cho hiệu quả là chủ đề luôn được người bệnh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn 15 phương pháp trị đau mỏi tại nhà hiệu quả từ các chuyên gia.

    1. Điều trị đau mỏi vai gáy theo mức độ

    Đau mỏi vai gáy là tình trạng rối loạn thần kinh cơ gây đau mỏi vùng cổ, khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt hàng ngày. Rất nhiều nguyên nhân có thể gây đau mỏi vai gáy như tư thế vận động, sinh hoạt không đúng, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm dây thần kinh hoặc viêm cơ, khớp,...

    Các cơn đau mỏi có tính chất cơ học, sinh lý, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, các nguyên nhân bệnh lý của đau mỏi vai gáy có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt, rối loạn tuần hoàn não,... Vì vậy, ngay khi có triệu chứng, người bệnh nên liên hệ sớm với bác sĩ để được thăm khám và điều trị thích hợp.

    Bác sĩ sẽ tùy theo mức độ của cơn đau để đưa ra biện pháp điều trị tối ưu nhất cho người bệnh. Cụ thể:

    • Mức độ nhẹ: Đối với tình trạng đau mỏi vai gáy chỉ mới xuất hiện, cơn đau không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng cách chườm nóng và xoa bóp vị trí đau nhức 3 - 4 lần/ngày, mỗi lần 10 -15 phút. Đồng thời, người bệnh cũng cần hạn chế các cử động, tư thế ảnh hưởng đến cổ vai gáy, tránh tắm nước lạnh và vận động nặng.
    • Mức độ vừa: Nếu các biện pháp chườm ấm, xoa bóp và cải thiện tư thế không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thêm một số loại thuốc như thuốc giảm đau, chống viêm (NSAID, Paracetamol), thuốc giãn cơ giảm co thắt (Decontractyl) và các Vitamin nhóm B giúp cải thiện dẫn truyền thần kinh.
    • Mức độ nặng: Đối với tình trạng đau mỏi vai gáy do các nguyên nhân bệnh lý, kéo dài nhiều ngày ở mức độ nặng, bác sĩ có thể chỉ định vật lý trị liệu, châm cứu và sử dụng các thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh (Lidocain, Novocain) để làm mềm cơ, điều hòa hoạt động thần kinh và hạn chế đau buốt. Phương pháp phẫu thuật sẽ áp dụng cho các trường hợp nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến chứng.

    mức độ đau mỏi vai gáy sẽ có phương hướng điều trị khác nhau

    Từng mức độ đau mỏi vai gáy sẽ có phương hướng điều trị khác nhau

    2. 8+ phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy tại nhà

    Các phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy tại nhà cũng cho thấy hiệu quả cải thiện đáng kể trên người bệnh mức độ nhẹ và hỗ trợ tốt cho người bệnh nặng hơn. Các phương pháp phổ biến có thể kể đến như sau:

    2.1. Điều trị bằng thuốc

    Điều trị bằng thuốc chủ yếu giúp giảm triệu chứng đau mỏi và căng cơ. Một số nhóm thuốc sau thường được bác sĩ chỉ định để điều trị đau mỏi vai gáy tại nhà:

    • Thuốc giảm đau: Paracetamol, giảm đau opioid (codein, tramadol), thuốc kháng viêm không steroids (NSAIDs: diclofenac, piroxicam, meloxicam, celecoxib…)
    • Thuốc giãn cơ: Epirison, mephenesine (thường dùng khi người bệnh bị co cứng cơ)
    • Thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin, pregabalin
    • Vitamin nhóm B: B1, B6, B12 hoặc mecobalamin, hỗ trợ điều hòa hoạt động thần kinh.
    • Corticosteroid: sử dụng trong trường hợp bị chèn ép rễ thần kinh nặng và cấp tính.

    Thuốc được sử dụng để điều trị triệu chứng của đau mỏi vai gáy

    Thuốc được sử dụng để điều trị triệu chứng của đau mỏi vai gáy

    2.2. Vật lý trị liệu

    Vật lý trị liệu đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp trị đau mỏi vai gáy do các bệnh lý cột sống và xương khớp. Các bài tập sẽ giúp người bệnh giảm đau nhức, giảm căng thẳng và tăng cường sức mạnh cơ bắp cho khu vực bị tổn thương.

    Ngoài việc đến các phòng khám để thực hiện trị liệu bằng các phương pháp hồng ngoại, siêu âm, điện xung, người bệnh có thể tự tập các bài tập kéo duỗi vai, lưng, ngực theo hướng dẫn của các chuyên viên. Tuy nhiên, người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh tập luyện sai cách khiến tình trạng đau nhức thêm nghiêm trọng.

    2.3. Các bài tập giãn cơ vùng vai gáy

    Các bài tập giãn cơ vai gáy có hiệu quả tốt đối với đau mỏi vai gáy ở mức độ nhẹ và vừa. Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập sau đây:

    • Bài tập 1: Ngồi thoải mái, thẳng lưng và cổ. Lần lượt thực hiện các tư thế: cúi đầu sao cho cằm chạm ngực; ngửa đầu ra sau, mắt hướng lên trần nhà; nghiêng đầu sang 2 bên đến hết cỡ. Giữ nguyên mỗi tư thế trong 5 - 10 giây rồi xoay đầu nhẹ nhàng để thả lỏng. Lặp lại 5 lần.
    • Bài tập 2: Đứng thẳng người, thả lỏng tay. Giang rộng hai tay ngang vai, từ từ đưa hai tay lên qua đỉnh đầu đến khi lòng bàn tay chạm nhau. Giữ 5 - 10 giây rồi hạ tay xuống. Lặp lại 5 lần.

    Các bài tập giãn cơ vai gáy có hiệu quả tốt đối với đau mỏi vai gáy

    Các bài tập giãn cơ vai gáy có hiệu quả tốt đối với đau mỏi vai gáy ở mức độ nhẹ và vừa

    2.4. Chườm lạnh

    Chườm lạnh giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau cấp tính, thường áp dụng cho đau mỏi vai gáy do chấn thương phần mềm, viêm, căng cơ. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản: cho đá lạnh vào khăn mềm hoặc túi chườm rồi chườm lên vùng vai gáy đau nhức. Người bệnh có thể chườm 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 15 - 20 phút. 

    2.5. Chườm nóng

    Chườm nóng giúp giãn cơ, tăng tuần hoàn máu và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh có triệu chứng viêm cấp ở vùng vai gáy nên tránh chườm nóng.

    Cách thực hiện: ngâm khăn mềm trong nước nóng hoặc cho nước ấm vào túi chườm rồi chườm lên vùng vai gáy đau nhức. Người bệnh có thể chườm 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 15 - 20 phút.

    Chườm nóng giúp giãn cơ, tăng tuần hoàn máu

    Chườm nóng giúp giãn cơ, tăng tuần hoàn máu và giảm đau hiệu quả

    2.6. Thay đổi tư thế vận động và tư thế ngủ

    Tư thế sinh hoạt và vận động không đúng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau mỏi vai gáy. Vì vậy người bệnh cần chú ý điều chỉnh đúng tư thế như sau:

    • Tư thế ngủ: Nằm ngửa khi ngủ, không nên nằm nghiêng quá lâu. Lựa chọn đệm có độ đàn tốt, không quá mềm và các loại gối có độ cao vừa phải, đảm bảo giữ đầu ngang với cổ.
    • Tư thế sinh hoạt, vận động: Đảm bảo lưng và cổ luôn thẳng, không mang vác nặng. Khi ngồi làm việc cần điều chỉnh ghế thoải mái sao cho hai chân đặt lên sàn và đầu gối thấp hơn hông, đồng thời tay đặt ngang với bàn làm việc để giảm áp lực lên vùng vai gáy.

    2.7. Châm cứu

    Châm cứu giúp kích thích và điều hòa dẫn truyền thần kinh trở lại ở các vùng bị chèn ép, tổn thương, từ đó giúp giảm đau, thư giãn cơ và cải thiện khả năng vận động. Phương pháp này giúp chữa đau mỏi vai gáy hiệu quả thường áp dụng cho đau mỏi vai gáy mức độ vừa và nặng. Tuy nhiên, châm cứu phải được thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên viên có kiến thức, kinh nghiệm đầy đủ.

    Hiện nay có nhiều phương pháp châm cứu hiệu quả cho người bệnh lựa chọn như điện châm, thủy châm, và cứu ngải. Thời gian và tần suất của các buổi châm cứu sẽ phụ thuộc vào tình trạng đau mỏi của người bệnh.

    2.8. Massage, xoa bóp

    Massage và xoa bóp có hiệu quả gần như tương đương với châm cứu và hỗ trợ vật lý trị liệu rất tốt. Massage đau mỏi vai gáy sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và dẫn truyền thần kinh, giảm co cứng cơ và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Người bệnh có thể nhờ người thân xoa bóp vai gáy hoặc sử dụng các thiết bị massage hỗ trợ như ghế massage toàn thân.

    Theo sự phát triển của công nghệ, các dòng ghế mát xa toàn thân hiện nay được tích hợp các chức năng massage và bấm huyệt chuyên sâu hơn, đem lại hiệu quả tương đương các chuyên gia massage chuyên nghiệp. Ghế massage còn giúp người bệnh và người nhà chủ động, tiết kiệm thời gian hơn trong việc chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ hồi phục chức năng vận động.

    Khi tìm ghế massage trị liệu cổ vai gáy, người bệnh nên ưu tiên các dòng ghế massage Nhật Bản bởi hiệu quả vượt trội, độ bền và độ an toàn cao. Một số dòng ghế massage tiêu biểu cho người đau mỏi vai gáy:

    Các dòng ghế này đều được phân phối độc quyền tại Maxcare Home. Tham khảo thêm các dòng ghế massage chất lượng cao khác tại đây.

    Ghế massage là thiết bị hỗ trợ trị liệu và phục hồi

    Ghế massage là thiết bị hỗ trợ trị liệu và phục hồi chức năng cho người đau mỏi vai gáy

    3. 8+ mẹo dân gian trị đau mỏi vai gáy tại nhà

    Ngoài các biện pháp y học được khuyến cáo kể trên, các mẹo chữa đau mỏi vai gáy dân gian ông bà ta truyền lại cũng rất có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng giảm đau mỏi vai gáy.

    3.1. Ngải cứu và muối

    Ngải cứu kết hợp với muối tạo hỗn hợp có khả năng sát khuẩn, kháng viêm và giảm nhức mỏi rất tốt. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp dân gian này mỗi ngày để làm giảm đau nhức vai gáy.

    Nguyên liệu:

    • Lá ngải cứu: 1 bó nhỏ
    • Muối trắng: 2 thìa

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch lá ngải cứu, để ráo khô nước.
    • Sao vàng lá ngải cứu cùng muối trắng trên lửa vừa.
    • Đổ hỗn hợp vừa sao vào một túi vải sạch rồi buộc chặt lại, chườm túi vải còn nóng lên vùng vai gáy bị đau trong khoảng 15 phút.

    Tần suất: Người bệnh có thể chườm từ 1 - 2 lần/ngày.

    Ngải cứu và muối hỗ trợ giảm đau

    Ngải cứu và muối hỗ trợ giảm đau mỏi vai gáy hiệu quả

    3.2. Rượu ngâm hạt gấc

    Trong Đông y, hạt gấc có tính ôn, vị đắng, có tác động giúp chống viêm, giảm đau. Ngâm rượu hạt gấc tạo ra các thành phần như Lipit, Tanin, Photphotoba, Invedaxa,... có nhiều  lợi ích cho sức khỏe nhất là trong chữa đau mỏi vai gáy hiệu quả

    Nguyên liệu:

    • Hạt gấc: Khoảng 50 hạt
    • Rượu trắng (45 độ): Lượng vừa đủ

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch hạt gấc, bỏ lớp màng bên ngoài, sau đó để phơi khô hạt gấc một nắng.
    • Tiếp theo, cho hạt gấc đã phơi khô vào chảo rang nóng rồi để nguội.
    • Đập phần vỏ cứng của hạt, tách lấy nhân mềm bên trong.
    • Lấy hết phần nhân đã tách vào bình thủy tinh có nắp, đổ rượu trắng vào sao cho ngập hết hạt rồi đậy nắp lại ngâm trong 5 - 7 ngày.
    • Khi đủ thời gian, lấy một lượng rượu đã ngâm thoa lên vai gáy bị đau, vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết và giảm các cơn đau.

    Tần suất: Có thể sử dụng trong khoảng 1 - 3 lần/ ngày trong khoảng 3 - 4 ngày.

    3.3. Dùng phèn chua, cam và hành khô

    Theo y học cổ truyền, phèn chua có tính hàn, vị chua, thường dùng ngoài da để sát trùng, giải độc, giảm đau, ngứa. Vì vậy kết hợp phèn chua với cam và hành khô giúp tạo hỗn hợp có chứa nhiều Vitamin C làm tăng khả năng kháng khuẩn, chống sưng, giảm đau hiệu quả.

    Nguyên liệu:

    • Phèn chua: 3 thìa
    • Quả cam: 1 quả
    • Hành khô: 3 củ

    Cách thực hiện:

    • Hành khô đem bóc vỏ, rửa sạch rồi đập dập.
    • Quả cam đem rửa sạch với nước, cắt một phần phía cuống ở đầu quả, khoét bỏ ruột cam.
    • Sau đó cho phèn chua cùng hành khô vào phần vỏ cam đã chuẩn bị.
    • Đem nướng quả cam trên bếp lửa cho đến khi phần vỏ ngoài cháy xém.
    • Sau khi nướng xong, để quả cam nguội bớt rồi thái phần đã nướng thành nhiều lát mỏng.
    • Đắp lát cam lên phần vai gáy bị đau trong khoảng 10 phút.

    Tần suất: Người bệnh có thể thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày.

    Phèn chua có tác dụng hỗ trợ giảm đau mỏi vai gáy

    Phèn chua có tác dụng hỗ trợ giảm đau mỏi vai gáy

    3.4. Lá kinh giới

    Lá kinh giới có tác dụng giảm đau, giảm sưng tấy, mẩn đỏ, thư giãn cơ nhờ thành phần Menthol racemic, D-limonene,... Do đó, lá cây này thường được dùng trong các mẹo dân gian để giảm đau vai gáy.

    Nguyên liệu:

    • Lá kinh giới: 1 bó nhỏ

    Cách thực hiện:

    • Đem lá kinh giới đi rửa sạch với nước rồi rải lá ra mẹt để phơi trong bóng râm đến khi khô.
    • Đem lá kinh giới đã khô vào trong vỏ gối chỗ cổ vai gáy.

    Tần suất: Người bệnh thực hiện trong khoảng 5 – 7 ngày để thấy được hiệu quả.

    3.5. Lá lốt và muối hạt

    Thành phần tinh dầu trong lá lốt chủ yếu gồm Benzyl acetate, Beta - caryophylen. Đây là các hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Sử dụng hỗn hợp muối và lá lốt ngoài da giúp cải thiện các tình trạng co cứng khớp, tăng lưu thông máu và giảm đau vai gáy.

    Nguyên liệu:

    • Lá lốt: 1 bó nhỏ
    • Muối hạt: 1 thìa

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch lá lốt và để ráo nước.
    • Đem sao vàng lá lốt cùng với muối hạt.
    • Sau đó cho hỗn hợp vừa sao vào trong túi vải, buộc kín rồi chườm túi vải còn ấm lên vùng vai gáy bị đau mỏi, chườm trong khoảng 15 phút.
    • Hỗn hợp có thể đem sao lại để tái sử dụng lần nữa.

    Tần suất: Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày.

    3.6. Gừng tươi

    Gừng tươi có chứa thành phần là Zingibain. Đây là hoạt chất có tác dụng làm thư giãn cơ bắp giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng co cứng cơ, xoa dịu cơn đau. Vì vậy, trong dân gian gừng tươi thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp nói chung và đau mỏi vai gáy cổ nói riêng.

    Nguyên liệu:

    • Gừng tươi: 2 củ
    • Giấm ăn: 2 thìa
    • Muối hạt: 1 thìa

    Cách thực hiện:

    • Gừng tươi đem cạo vỏ, rửa sạch và cắt khúc,
    • Giã nát gừng cùng với muối hạt trong cối, sau đó trộn hỗn hợp này với giấm.
    • Đắp phần hỗn hợp gừng trên vào vùng vai gáy bị đau nhức.
    • Có thể cố định hỗn hợp trên bằng gạc y tế trong thời gian khoảng 20 – 25 phút.

    Tần suất: Người bệnh có thể đắp hỗn hợp khoảng 2 lần/ ngày.

    Gừng có tính giảm đau, kháng viêm

    Gừng có tính giảm đau, kháng viêm hiệu quả

    3.7. Cây lá đắng

    Vỏ cây lá đắng chứa nhiều hoạt chất như Glycoside, Saponin, Alkaloid, Vitamin A, C, E,... Những thành phần này có tác dụng hỗ trợ giảm co cứng cơ bắp, và giảm đau mỏi vai gáy cổ.

    Nguyên liệu:

    • Vỏ cây lá đắng: 20g

    Cách thực hiện:

    • Vỏ cây lá đắng mang rửa sạch với nước, rồi để phơi khô trong bóng râm.
    • Đun vỏ cây lá đắng với 3 bát nước đến khi nước giảm còn ⅓.
    • Chắt nước qua rây để uống.

    Tần suất: Uống 2 lần/ ngày.

    4. Điều chỉnh lối sống và sinh hoạt để hỗ trợ quá trình điều trị đau mỏi vai gáy tại nhà

    Thay đổi lối sống lành mạnh, sinh hoạt khoa học góp phần nâng cao sức khỏe hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Những thay đổi mà người bệnh nên thực hiện sẽ được trình bày trong phần dưới đây.

    4.1. Nghỉ ngơi thư giãn

    Các triệu chứng đau mỏi vai gáy thường tăng lên khi vận động, làm việc quá sức hoặc duy trì một tư thế trong khoảng thời gian dài. Vì vậy, để giảm đau mỏi, người bệnh nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Người bệnh nên dành ra các khoảng thời gian tạm dừng hoạt động đang làm để cơ thể được thư giãn và phục hồi.

    Dành thời gian nghỉ ngơi đúng cách giúp giảm đau

    Dành thời gian nghỉ ngơi đúng cách giúp giảm đau mỏi vai gáy

    4.2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

    Để đảm bảo một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, người bệnh cần chú ý bổ sung đa dạng món ăn và nên phối hợp các loại thực phẩm từ 4 nhóm dưỡng chất sau:

    • Chất đạm (Protein): Protein động vật như thịt heo, thịt bò, ức gà, cá, trứng, sữa,… hoặc Protein thực vật như đậu, ngũ cốc, các loại hạt,…
    • Tinh bột: Đây là một trong những thành phần cung cấp năng lượng chính trong cơ thể bao gồm gạo nếp, gạo tẻ, khoai lang, mì, ngô, gạo lứt, yến mạch,...
    • Vitamin và khoáng chất: Các loại trái cây, rau xanh, rau củ.
    • Chất béo lành mạnh: Dầu đậu nành, dầu oliu, phô mai, bơ, dầu dừa, cá,...

    4.3. Thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng

    Khi tinh thần căng thẳng, stress sẽ kích thích cơ thể tiết ra hormon có tác động làm tăng hoạt động co bóp của cơ, tim. Vì vậy, nếu tình trạng stress kéo dài thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị, làm tăng thêm cảm giác đau, nhức ở vai gáy.

    Do đó, người bệnh nên cố gắng giữ tinh thần thoải mái hoặc có thể tìm đến các bài tập thiền, yoga… để thư giãn.

    Tập yoga, ngồi thiền để thư giãn cơ thể

    Tập yoga, ngồi thiền để thư giãn cơ thể giảm đau nhức vai gáy

    4.4. Cải thiện môi trường làm việc

    Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau mỏi vai gáy đó chính là tính chất công việc phải ngồi một tư thế trong thời gian dài. Vì vậy người bệnh nên chú ý cải thiện môi trường làm việc như ngồi tư thế thoải mái, chân đặt trên sàn và đầu gối thấp hơn hông. Bên cạnh đó, người bệnh nên lựa chọn bàn có chiều cao vừa tầm giúp tay để ngang với mặt bàn để giảm áp lực lên cột sống và vùng vai gáy.

    4.5. Bổ sung đủ nước cho cơ thể

    Trong sụn khớp có đến 95% là nước và chất ngoại bào. Đây là thành phần đệm giúp hỗ trợ các chuyển động của xương khớp được trơn tru. Vì vậy người bệnh nên đảm bảo uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Bổ sung đủ nước sẽ giúp cơ thể tăng thải độc tố, hỗ trợ ngăn ngừa đau khớp do gout, viêm khớp.

    Bổ sung đủ nước để khớp xương hoạt động trơn tru

    Bổ sung đủ nước để khớp xương hoạt động trơn tru

    4.6. Sử dụng một số thực phẩm bổ sung tốt cho cơ xương khớp

    Bạn có băn khoăn đau mỏi vai gáy nên ăn gì? Bên cạnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh, người bệnh đau mỏi vai gáy nên tăng cường bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp như:

    • Vitamin C: Hoạt chất này có nhiều trong các loại rau quả như: bưởi, cam, quýt, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh,... Thành phần Vitamin C có tác dụng góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất Collagen. Điều này giúp phục hồi mô tổn thương và củng cố cấu trúc cơ, xương, khớp nhanh chóng.
    • Canxi: Đây là thành phần quan trọng tham gia cấu tạo nên xương khớp, ngoài ra Canxi còn tham gia quá trình truyền tín hiệu thần kinh và co cơ. Vì vậy bổ sung Canxi cho người bệnh đau mỏi vai gáy là rất cần thiết để giúp hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả nhanh chóng. Người bệnh nên tăng cường bổ sung một số thực phẩm giàu Canxi như: Sữa, phô mai, đậu phụ, cá, bông cải xanh, đậu bắp, rau lá xanh, rong biển…
    • Vitamin D: Vitamin D giúp tăng cường quá trình hấp thụ Canxi ở ruột non. Không chỉ vậy, thành phần này còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương khớp, tăng cường sức mạnh của dây chằng. Do đó, người bệnh có thể bổ sung Vitamin D qua các nguồn thực phẩm: Cá hồi, cá mòi, trứng cá, đậu nành, nấm, ngũ cốc, hải sản,…
    • Protein tham gia cấu trúc và tăng khối lượng cơ trong cơ thể. Thành phần này còn cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Người bệnh cần bổ sung đầy đủ Protein qua các thực phẩm như: Thịt, cá, các loại đậu, trứng, hạnh nhân, yến mạch,...
    • Vitamin A: Vitamin A là hoạt chất cần thiết cho sự phát triển của hệ miễn dịch của cơ thể. Thành phần này giúp thúc đẩy sản xuất các tế bào bạch cầu, hỗ trợ tăng trưởng tế bào, giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng. Nguồn thực phẩm giàu Vitamin A: cà rốt, bí ngô, hạt hướng dương, cà chua, rau chân vịt, bông cải xanh,…

    Thực phẩm giàu Canxi tốt cho người đau mỏi vai gáy

    Thực phẩm giàu Canxi tốt cho người đau mỏi vai gáy

    5. Lưu ý cho người bệnh đau mỏi vai gáy

    Các phương pháp trị đau mỏi vai gáy dân gian trên chỉ có tác dụng hỗ trợ làm thuyên giảm nhức mỏi và không có tác dụng điều trị khỏi bệnh. Vì vậy bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

    Ngoài ra người bệnh nên ghi nhớ một số biểu hiện báo hiệu cần đến cơ sở y tế để thăm khám:

    • Thời gian đau mỏi vai gáy kéo dài trên 2 tuần.
    • Người bệnh đã sử dụng thuốc theo đúng đơn được kê nhưng cơn đau không thuyên giảm.
    • Tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn, kèm theo các triệu chứng như sốt, buồn nôn, đau nhức đầu dữ dội, hoa mắt chóng mặt, ù tai...
    • Phạm vi đau nhức, tê bì lan rộng xuống các vùng khác như cánh tay, bàn tay và chân.
    • Sờ thấy có u, cục nổi bất thường ở vùng đầu, cổ.

    Khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế

    Khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

    Hy vọng với 15 phương pháp trị đau mỏi vai gáy trên có thể hỗ trợ người bệnh làm dịu các cơn đau hiệu quả. Hãy thực hiện việc điều chỉnh lối sống và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp dân gian để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

    Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ ngay tới hotline 098-905-3888 hoặc website Maxcare Home để được giải đáp trực tiếp.

    Copyright © 2022 Maxcare Corporation. All rights reserved. Giấy phép ĐKKD số 0102685345 do Sở KHĐT TP.HN cấp ngày 02/01/2019