Vật lý trị liệu - Phương pháp trị đau mỏi vai gáy an toàn, hiệu quả, ít biến chứng

Vật lý trị liệu - Phương pháp trị đau mỏi vai gáy an toàn, hiệu quả, ít biến chứng
Nội dung bài viết

    Theo sự phát triển của xã hội và lối sống hiện đại, tỷ lệ mắc các vấn đề cơ xương khớp như đau mỏi vai gáy đang có xu hướng tăng cao. Nhiều người đã lựa chọn vật lý trị liệu đau mỏi vai gáy thay vì các phương pháp như dùng thuốc, phẫu thuật để hạn chế biến chứng và phục hồi khả năng vận động của xương khớp. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đau mỏi vai gáy hiểu rõ hơn về phương pháp này.

    1. Vì sao phương pháp vật lý trị liệu được dùng trong điều trị đau mỏi vai gáy?

    Vật lý trị liệu là một phương pháp trị đau mỏi vai gáy sử dụng các yếu tố vật lý tác động lên cơ thể người như vận động cơ học, nhiệt, điện, siêu âm, ánh sáng,... để chữa bệnh và phục hồi chức năng. Phương pháp này được ứng dụng phổ biến nhất trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như đau mỏi vai gáy với mục tiêu tăng cường sự dẻo dai của cơ xương vùng tổn thương, kích thích thần kinh và bảo tồn chức năng vận động của cơ thể. 

    Ưu điểm của phương pháp vật lý trị liệu cho người đau mỏi vai gáy:

    • Thư giãn và phục hồi sức mạnh cơ bắp, đồng thời cải thiện tính đàn hồi và linh hoạt của xương khớp.
    • Kích thích lưu thông máu vùng vai gáy, từ đó tăng cường dưỡng chất và oxy đến các vùng tổn thương, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
    • Điều trị tình trạng chèn ép dây thần kinh, phòng ngừa các biến chứng teo cơ và bại liệt.
    • Hỗ trợ giảm đau trong các trường hợp đau vừa và nặng, bảo tồn chức năng vận động của cơ xương khớp vùng vai gáy.
    • An toàn do chỉ sử dụng các yếu tố vật lý, cơ học dưới sự theo dõi sát sao của bác sĩ, đồng thời ít có nguy cơ biến chứng như các phương pháp dùng thuốc và phẫu thuật.
    • Phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau như người cao tuổi, dân văn phòng, vận động viên, người lao động nặng, phụ nữ sau sinh,...

    Vật lý trị liệu là phương pháp được ứng dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như đau mỏi vai gáy 

    Vật lý trị liệu là phương pháp được ứng dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như đau mỏi vai gáy 

    2. Khi nào người đau mỏi vai gáy cần điều trị bằng vật lý trị liệu

    Phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng nhiều nhất trong các trường hợp đau mỏi vai gáy vừa, nặng hoặc các trường hợp cần phục hồi chức năng. Ngược lại, hầu hết các trường hợp đau mỏi vai gáy nhẹ do các nguyên nhân cơ học hay do thói quen xấu có thể cải thiện nhanh chóng và không cần sử dụng tới phương pháp này.

    Các trường hợp đau mỏi vai gáy áp dụng vật lý trị liệu:

    • Đau mỏi vai gáy do bệnh lý: Vật lý trị liệu giúp giảm đau mỏi, giảm chèn ép thần kinh và cải thiện khả năng hoạt động của xương khớp trong các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống, vẹo, gai cột sống,... 
    • Hỗ trợ phục hồi sau chấn thương: Các trường hợp chấn thương xương khớp, dây chằng hay các phần mềm khác tại vùng cổ vai gáy sẽ cần tập vật lý trị liệu để tránh teo cơ, cứng khớp, dính khớp và giảm chức năng sinh hoạt, tạo điều kiện cho người bệnh hồi phục.
    • Hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật: Vật lý trị liệu sẽ được áp dụng sau phẫu thuật cổ vai gáy để giúp người bệnh lấy lại khả năng vận động nhanh nhất, đồng thời giúp phòng ngừa co cứng khớp và teo cơ trong những trường hợp nằm giường bệnh dài ngày.

    Người đau mỏi vai gáy cũng cần lưu ý vật lý trị liệu tuy có hiệu quả cao nhưng cần tránh thực hiện trong các trường hợp phụ nữ có thai, viêm cấp tính, chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu cao.

    Vật lý trị liệu thường áp dụng trong điều trị đau mỏi vai gáy do bệnh lý và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương, phẫu thuật

    Vật lý trị liệu thường áp dụng trong điều trị đau mỏi vai gáy do bệnh lý và hỗ trợ phục hồi sau chấn thương, phẫu thuật

    3. Các phương pháp vật lý trị liệu chữa đau mỏi vai gáy

    Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh điều trị vùng bị ảnh hưởng với các phương pháp phù hợp cho từng cá nhân. Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến hiện nay:

    3.1. Các bài tập kéo giãn cơ khớp

    Kéo giãn là một trong những phương pháp chủ đạo trong mọi quá trình vật lý trị liệu. Hiệu quả của kéo dãn sẽ tập trung vào việc cải thiện sức mạnh cơ bắp, điều chỉnh và cân bằng các đốt sống, đĩa đệm như sau:

    • Tạo áp lực lên các đốt sống, giúp kéo các đốt sống và đĩa đệm về đúng vị trí.
    • Giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, giúp giảm khả năng gây đau vai gáy do chèn ép dây thần kinh
    • Thư giãn cơ bắp, giảm co cứng, duy trì sức cơ và tạo thế cho cơ vận động, đặc biệt với những nhóm cơ tổn thương nặng.
    • Tăng cường tuần hoàn vùng đốt sống cổ giúp người bệnh nhanh lành các tổn thương và hỗ trợ giảm đau.

    Đối với phương pháp này, dây tập, lò xo hoặc các loại máy kéo dãn có thể được sử dụng trong quá trình trị liệu. Ngoài ra, trong trường hợp chấn thương nhẹ hoặc không có nguy cơ biến chứng, người đau mỏi vai gáy có thể tự tập luyện các bài tập kéo dãn tại nhà theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế. Những bài tập thường được thiết kế chuyên biệt cho tình trạng của mỗi người để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

    Một số bài tập có thể được áp dụng:

    • Bài tập 1: Ngồi thẳng lưng, quỳ gối lên thảm, 2 đầu gối chụm vào nhau. Nâng 2 tay lên cao rồi gập người, vươn tay về phía trước đến khi tay chạm xuống sàn. Thả lỏng cơ thể trong 30 giây rồi nâng người lên về tư thế ban đầu.
    • Bài tập 2: Đứng thẳng cách tường khoảng 20cm. Đặt bàn tay lên tường ở vị trí song song với bả vai sao cho khoảng cách giữa 2 bàn tay rộng bằng vai. Di chuyển bàn tay lên cao dần đến khi cánh tay duỗi thẳng thì ép vai vào tường giữ 5 - 10 giây rồi từ từ về lại tư thế ban đầu.
    • Bài tập 2: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai. Hai tay cầm 2 đầu 1 cây gậy có độ dài bằng vai, từ từ đưa từ dưới lên về phía trước cho đến khi cảm thấy đau thì giữ khoảng 5 - 10 giây rồi hạ xuống. Đưa gậy ra sau lưng và thực hiện tương tự. Sau đó cầm gậy bằng 1 tay, giữ tay ngang vai rồi đi chuyển cánh tay theo hướng song song với mặt đất. Thực hiện tương tự với bên còn lại.

    Phương pháp kéo giãn tập trung vào việc cải thiện sức mạnh cơ bắp, điều chỉnh và cân bằng các đốt sống, đĩa đệm

    Phương pháp kéo giãn tập trung vào việc cải thiện sức mạnh cơ bắp, điều chỉnh và cân bằng các đốt sống, đĩa đệm

    3.2. Trị liệu bằng điện xung

    Phương pháp điện xung sử dụng xung điện đi qua bề mặt cơ thể, thúc đẩy các phản xạ thần kinh cơ và đem lại các tác dụng điều trị. Bản chất xung điện là các dòng điện rất ngắn không liên tục, có thể là dòng điện xung một chiều, dòng điện xung xoay chiều hoặc biến đổi về tần số, biên độ.

    Tác dụng cụ thể của vật lý trị liệu bằng điện xung với người đau mỏi vai gáy:

    • Kích thích các dây thần kinh giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh để giảm đau tê vai gáy và phục hồi dẫn truyền tự nhiên của cơ thể.
    • Với dòng điện có tính kích thích (tần số thấp < 50 Hz): phục hồi dẫn truyền thần kinh vận động, gây co cơ làm tăng khả năng hoạt động của cơ khớp, rèn luyện cơ, ngừa teo cơ, bại liệt
    • Với các dòng điện có tính ức chế (tần số > 80Hz): giảm đau, giảm co thắt cơ, điều hòa rối loạn tuần hoàn ngoại vi.
    • Hỗ trợ chuyển hóa và tuần hoàn máu đến vùng đau nhức, giúp giảm phù nề và các chất gây viêm trong các trường hợp viên bán cấp và mạn tính.

    Phương pháp này thường áp dụng trong điều trị đau mỏi vai gáy do bệnh lý và chấn thương. 

    3.3. Siêu âm trị liệu

    Phương pháp sử dụng sóng siêu âm lan truyền tại các mô vùng trị liệu gây hiện tượng “xoa bóp vi thể”, tạo các tác động nhiệt và cơ học dẫn đến tác động sinh học hiệu quả trong điều trị. Chùm sóng siêu âm sẽ có tác dụng cơ học phụ thuộc vào cường độ, chế độ liên tục hay ngắt quãng và tần số siêu âm.

    Tác dụng cụ thể của vật lý trị liệu bằng siêu âm với người đau mỏi vai gáy:

    • Thúc đẩy tuần hoàn và dinh dưỡng vùng vai gáy do tăng nhiệt độ, tăng tính thấm của mạch máu và tổ chức.
    • Giúp giảm viêm, kích thích tái sinh các tổ chức mô, từ đó giúp người bệnh phục hồi tổn thương.
    • Thư giãn cơ bắp, kích thích các thụ thể thần kinh tạo tác dụng giảm đau, giãn cơ.

    Siêu âm thường áp dụng nhất với người đau mỏi vai gáy có chấn thương thực thể trên xương khớp (viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, sai khớp, vết thương,...) hoặc sau phẫu thuật cổ vai gáy.

    Siêu âm thường áp dụng nhất với người có chấn thương thực thể trên xương khớp và sau phẫu thuật

    Siêu âm thường áp dụng nhất với người có chấn thương thực thể trên xương khớp và sau phẫu thuật

    3.4. Trị liệu bằng sóng ngắn

    Trị liệu bằng sóng ngắn sử dụng những bức xạ điện từ có bước sóng từ 11m đến 22m. Cơ chế tác động chủ yếu là từ kích thích cơ thể sinh nhiệt sâu trong các mô, từ đó tạo hiệu ứng sinh học và đem lại tác động điều trị.

    Tác dụng cụ thể của vật lý trị liệu bằng sóng ngắn với người đau mỏi vai gáy:

    • Tác dụng nhiệt làm giảm đau bằng cách ức chế dẫn truyền cảm giác đau và tăng tuần hoàn vai gáy để thải trừ các sản phẩm của phản ứng viêm.
    • Giãn cơ, giảm trương lực cơ, từ đó giúp giảm đau do co thắt, cứng cơ.
    • Giãn mạch, giảm ứ đọng máu và thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, do vậy gia tăng dưỡng chất đến những vị trí bị tổn thương và hỗ trợ tái tạo và phục hồi chúng.
    • Kích thích dẫn truyền thần kinh vận động, giúp tăng đáp ứng của người bệnh với các liệu pháp phục hồi chức năng cơ học như kéo giãn.

    Trị liệu bằng sóng ngắn áp dụng với các trường hợp chấn thương, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, đau vai gáy có co cứng cơ do các bệnh lý thoái hóa và một số trường hợp thiểu năng tuần hoàn ngoại vi.

    3.5. Trị liệu bằng sóng xung kích

    Sóng xung kích là sóng âm có áp lực biến đổi đột ngột, có biên độ rộng và hấp thu tốt trong cơ thể. Sử dụng sóng xung kích trong vật lý trị liệu đau mỏi vai gáy đem lại tác động như sau:

    • Kích hoạt các yếu tố tăng trưởng và sửa chữa tế bào, đồng thời tăng tạo mạch máu và chuyển hóa trong mô tại vùng điều trị, giúp phục hồi cấu trúc cơ xương khớp bị tổn thương.
    • Ức chế co cơ, giảm căng cơ, phân tán chất trung gian dẫn truyền đau giúp giảm đau nhức.
    • Tạo hiệu ứng sinh hốc (bóng hơi) trong mô, giúp làm đứt gãy các tổn thương vôi hóa của mô mềm và phục hồi khả năng vận động của cơ gân và dây chằng vùng vai gáy.

    Trị liệu bằng sóng xung kích áp dụng trong các chứng xương khớp mãn tính, viêm gân khớp, vôi hóa dây chằng - bao khớp vai. Tuy nhiên các trường hợp chèn ép dây thần kinh hoặc thoát vị đĩa đệm chống chỉ định với phương pháp này.

    Trị liệu bằng sóng xung kích chống chỉ định trong các trường hợp chèn ép dây thần kinh hoặc thoát vị đĩa đệm 

    Trị liệu bằng sóng xung kích chống chỉ định trong các trường hợp chèn ép dây thần kinh hoặc thoát vị đĩa đệm 

    3.6. Trị liệu bằng hồng ngoại

    Bức xạ hồng ngoại có đặc điểm là có nhiệt lượng cao nên đem lại tác dụng nhiệt nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho cơ thể người. Vì vậy, bức xạ hồng ngoại được sử dụng rất phổ biến trong vật lý trị liệu nhiều bệnh lý.

    Tác dụng cụ thể của vật lý trị liệu bằng hồng ngoại với người đau mỏi vai gáy:

    • Thư giãn cơ bắp, giúp giảm đau do co thắt và phối hợp khi sử dụng các kỹ thuật trị liệu khác như cách xoa bóp đau mỏi vai gáy, kéo dãn.
    • Gây giãn mạch vùng vai gáy, tăng tuần hoàn và chuyển hóa tại chỗ, từ đó giúp giảm viêm, chữa lành các mô sâu và đào thải các sản phẩm của quá trình viêm. 
    • Tăng ngưỡng kích thích thần kinh nhờ nhiệt độ cao giúp duy trì hoạt động thần kinh cơ vùng vai gáy, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động.

    Tuy an toàn nhưng trị liệu bằng hồng ngoại không được áp dụng trong phục hồi các chấn thương mới hoặc có dấu hiệu xung huyết.

    3.7. Laser cường độ cao

    Vật lý trị liệu bằng laser cường độ cao sử dụng chùm tia đơn sắc chiếu vào các mô cơ thể cần trị liệu để tạo tác dụng sinh học giúp hồi phục cấu trúc và chức năng của mô. Laser công suất cao cho phép xâm nhập sâu vào mô cần điều trị với hiệu quả cao trong hầu hết các trường hợp, đồng thời hạn chế việc dùng thuốc và can thiệp phẫu thuật.

    Tác dụng cụ thể của vật lý trị liệu bằng laser cường độ cao với người đau mỏi vai gáy:

    • Tác dụng trên thần kinh: Ức chế các dây thần kinh, thay đổi giải phóng các chất trung gian dẫn truyền và các chất trung gian hóa học gây đau, làm giảm dẫn truyền cảm giác đau tức thì và kéo dài.
    • Tác dụng nhiệt và tác dụng kích hoạt cơ bắp giúp giãn cơ bắp, giãn mạch và tăng tưới máu đến các vùng điều trị.
    • Kích thích trao đổi chất, tổng hợp năng lượng tế bào và thúc đẩy chuyển hóa tế bào, gây giảm nồng độ các chất trung gian gây viêm, từ đó giúp giảm viêm, phù nề và tăng chữa lành vai gáy.

    3.8. Trị liệu bằng xoa bóp, bấm huyệt

    Xoa bóp, massage là một trong những phương pháp vật lý trị liệu đang được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này có đặc điểm là dùng bàn tay người tác động lên cơ gân, xương khớp và các huyệt vị trên cơ thể người. Dưới góc nhìn y học cổ truyền, các tác động này giúp đuổi ngoại tà, lưu thông kinh lạc, khí huyết và cân bằng âm dương, giúp giảm đau nhức và điều hòa chức năng xương khớp cũng như cơ thể.

    Dưới góc nhìn của y học hiện đại, tác dụng của trị liệu bằng xoa bóp, bấm huyệt đối với người đau mỏi vai gáy:

    • Thư giãn và phục hồi cơ bắp: Giảm co thắt, căng cơ, giảm phù nề và cải thiện tính đàn hồi cũng như sức bền cho cơ bắp.
    • Điều chỉnh vị trí xương khớp: Tăng cường di chuyển tại những khớp hay đĩa đệm bị thoát vị, giúp điều chỉnh vị trí cột sống về đúng chỗ và hạn chế tình trạng thoái hóa.
    • Kích thích các cơ quan thụ cảm và trung tâm thần kinh dưới da:  Việc này sẽ giúp phục hồi và duy trì các đáp ứng thần kinh cơ, đồng thời hỗ trợ tái tạo các mô tổn thương.

    Xoa bóp, bấm huyệt thường được kết hợp với các phương pháp nhiệt hay bức xạ khác nhờ hiệu quả phối hợp cao. Tuy nhiên, một số trường hợp như chấn thương dập phần mềm, chấn thương khớp không được áp dụng phương pháp này.

    Xoa bóp, massage bấm huyệt dùng bàn tay người tác động lên cơ gân, xương khớp và các huyệt vị trên cơ thể người

    Xoa bóp, massage bấm huyệt dùng bàn tay người tác động lên cơ gân, xương khớp và các huyệt vị trên cơ thể người

    Để trị liệu bằng phương pháp này, trước đây người đau mỏi vai gáy thường phải tới các cơ sở y tế hoặc trung tâm phục hồi chức năng. Tuy nhiên hiện nay người đau mỏi vai gáy đã có thể xoa bóp, massage vai gáy tại nhà bằng các thiết bị hỗ trợ như ghế matxa toàn thân. Các dòng ghế massage hiện đại đã được tích hợp đầy đủ các chức năng giãn cơ, massage không trọng lực kéo dãn cột sống, dò tìm huyệt đạo và tác động bằng con lăn nhiệt, đem lại hiệu quả tương tự như bàn tay của các chuyên viên trị liệu.

    Khi chọn ghế massage toàn thân để hỗ trợ điều trị tại nhà, người đau mỏi vai gáy nên chọn các dòng ghế từ các thương hiệu nổi tiếng có khả năng trị liệu đã được công nhận như Family Inada, OHCO, D.Core,... Một số dòng ghế người đau mỏi vai gáy có thể tham khảo:

    Xem thêm tại:  Top 5 ghế massage vật lý trị liệu NHẬT BẢN TỐT NHẤT

    Hiện nay người đau mỏi vai gáy đã có thể xoa bóp, bấm huyệt vai gáy tại nhà bằng các thiết bị hỗ trợ như ghế massage toàn thân 

    Hiện nay người đau mỏi vai gáy đã có thể xoa bóp, bấm huyệt vai gáy tại nhà bằng các thiết bị hỗ trợ như ghế massage toàn thân 

    4. Lưu ý khi chữa đau mỏi vai gáy bằng vật lý trị liệu

    Vật lý trị liệu đem lại hiệu quả tích cực trong điều trị đau mỏi vai gáy. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe, người đau mỏi vai gáy cần lưu ý: 

    • Chọn cơ sở điều trị uy tín: Người đau mỏi vai gáy nên tìm các cơ sở uy tín với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại và được nhiều người đánh giá hiệu quả để đảm bảo trị liệu an toàn, tránh tiền mất tật mang.
    • Kiên trì thực hiện hết liệu trình: Các bệnh lý thoái hóa xương khớp và phục hồi sau phẫu thuật thường sẽ mất nhiều thời gian để cải thiện hơn. Do đó, người đau mỏi vai gáy cần kiên trì thực hiện hết liệu trình trị liệu để có hiệu quả tốt nhất.
    • Tập luyện đúng cách theo hướng dẫn của chuyên gia y tế: Mỗi người bệnh sẽ có tình trạng và nguy cơ không giống nhau. Vì vậy, người đau mỏi vai gáy chỉ nên tập luyện và thực hiện liệu trình vật lý trị liệu được bác sĩ thiết kế riêng để cải thiện tình trạng bệnh an toàn và ngăn ngừa chấn thương.
    • Kết hợp tập luyện hợp lý tại nhà: Người đau mỏi vai gáy nên vận động cổ gáy, xoa bóp thường xuyên một cách nhẹ nhàng để tạo phản xạ tự nhiên giúp cơ xương khớp duy trì chức năng vận động. 
    • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Người đau mỏi vai gáy cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, ưu tiên ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chất béo có lợi và từ bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu bia. Người đau mỏi vai gáy có thể tham khảo thêm tại bài viết 6+ thực phẩm cho người đau mỏi vai gáy - Gợi ý từ chuyên gia. 
    • Trường hợp cần liên hệ bác sĩ: Sau thời gian điều trị, nếu cảm thấy cơn đau bị tái phát, không thuyên giảm hoặc đau nhiều hơn, người đau mỏi vai gáy cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ chuyên khoa để có phương án xử lý thích hợp.

    >>> Xem thêm: Mẹo chữa đau mỏi vai gáy

    Người đau mỏi vai gáy cần chọn cơ sở vật lý trị liệu uy tín và kiên trì theo liệu trình để có kết quả tốt nhất

    Người đau mỏi vai gáy cần chọn cơ sở vật lý trị liệu uy tín và kiên trì theo liệu trình để có kết quả tốt nhất

    Vật lý trị liệu không chỉ giúp duy trì và cải thiện chức năng vận động cho cổ vai gáy mà còn giúp người đau mỏi vai gáy điều chỉnh đúng tư thế xương khớp, phòng ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, người đau mỏi vai gáy cần tuân thủ theo đúng liệu trình vật lý trị liệu đau mỏi vai gáy và kết hợp với chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý để có hiệu quả tốt nhất. 

    Nếu bạn quan tâm đến ghế massage vật lý trị liệu cho người đau mỏi vai gáy, vui lòng liên hệ hotline 0989 053 888 để được Maxcare Home tư vấn chi tiết.

    Copyright © 2022 Maxcare Corporation. All rights reserved. Giấy phép ĐKKD số 0102685345 do Sở KHĐT TP.HN cấp ngày 02/01/2019