3 Bước chữa đau mỏi vai gáy tại nhà ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ

3 Bước chữa đau mỏi vai gáy tại nhà ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ
Nội dung bài viết

    Khi các cơn đau mỏi vai gáy vẫn nằm trong ngưỡng chịu đựng thì bạn hoàn toàn có thể cải thiện cơn đau cấp tính tại nhà và điều chỉnh chế độ sinh hoạt để chữa đau mỏi vai gáy. Bạn có thể tham khảo 3 bước chữa đau mỏi vai gáy tại nhà sau đây để giảm đau vai gáy nhanh nhất trong mọi trường hợp.

    Cắt đứt cơn đau mỏi vai gáy tại nhà

    Cắt đứt cơn đau mỏi vai gáy tại nhà đối với các cơn đau cấp tính

    Bước 1: Chấm dứt tạm thời cơn đau cấp tính tại nhà

    Đau mỏi vai gáy là bệnh thường gặp ở người già xương khớp lão hóa, người lao động nặng và người phải làm việc thời gian dài trong một tư thế như nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe đường dài… Các biện pháp sau đây sẽ giúp bạn gần như chữa đau mỏi vai gáy tại nhà tức thì.

    1.1. Chườm nóng

    Chườm nóng là một phương pháp thông dụng để làm giảm các cơn đau vai gáy cấp tính, mức độ nhẹ. Nhờ nhiệt ấm làm tan các cục huyết đông và mạch máu được giãn nở khai thông, tuần hoàn khí huyết được lưu chuyển trơn tru làm dịu các cơn co thắt gây đau.

    Thực hiện chườm nóng bằng túi chườm ấm chuyên dụng, khăn ướt ấm, chai nước ấm.

    Tần suất thực hiện: khoảng 15 phút/ lần và 2 - 3 lần/ ngày.

    Lưu ý:

    • Không chườm nóng khi ngủ.
    • Không chườm nhiệt quá cao vì có thể gây tổn thương cho da.
    • Có thể thay thế chườm nóng bằng cách tắm với nước ấm, tắm vòi hoa sen, đi tới phòng tắm xông hơi.

    Chườm nóng là các đơn giản nhất để giảm đau

    Chườm nóng là các đơn giản nhất để giảm đau mỏi vai gáy

    1.2. Chườm lạnh

    Khí lạnh sẽ làm mạch máu co lại giảm sưng tấy đỏ. Đồng thời nhiệt lạnh kích thích làm tê liệt một số sợi thần kinh cảm giác hoặc sợi dẫn truyền thần kinh, ngăn truyền tín hiệu đau, “đánh lừa não bộ”. Chườm lạnh giúp chữa đau mỏi vai gáy tại nhà khá rõ rệt ở các trường hợp đau mỏi vai gáy nhẹ và vừa kèm sưng mô mềm. Trường hợp đau vai gáy do chấn thương/ viêm thì nhiệt lạnh sẽ rất hữu ích trong việc tạm thời giảm cung máu cho tổ chức viêm.

    Thực hiện chườm lạnh bằng túi gel lạnh hoặc cho đá lạnh vào túi chườm.

    Tần suất thực hiện: Chườm lạnh tối đa 20 phút, 1 - 2 lần/ ngày. Đặc biệt trong chấn thương, liên tục chườm lạnh 15 phút mỗi giờ trong 3 - 4 giờ đầu.

    Lưu ý:

    • Hạn chế dùng nước đá chườm lạnh cho người bệnh tiểu đường hoặc người có vấn đề về tuần hoàn, chỉ chườm tối đa 10 phút/ lần.
    • Cẩn thận bỏng lạnh.

    1.3. Bài tập chuyên sâu cổ vai gáy

    Các bài tập xoay và vận động cơ cổ (căng cơ, kéo giãn, tăng sức mạnh cơ cổ làm tăng độ linh hoạt) luôn được ưu tiên khuyến khích thực hiện. Mục đích để nhằm hỗ trợ trị liệu cho các cơn đau vai gáy cấp tính cũng như điều trị bệnh lý vôi hóa, thoái hóa đốt sống cổ.

    Sau đây là Các bước thực hiện bài tập đơn giản nhất trong số các bài tập chuyên sâu cổ vai gáy:

    • Bước 1: Đứng hoặc ngồi thoải mái, thẳng lưng, mắt hướng về phía trước.
    • Bước 2: (Xoay cổ) Quay mặt sang trái 90 độ rồi lại quay sang trái 90 độ. Rồi trở lại tư thế ban đầu.
    • Bước 3: (Căng cơ duỗi cổ) Chắp 2 tay sau đầu để đỡ rồi từ từ ngả đầu ra đằng sau. Giữ nguyên khoảng 10 giây rồi nhẹ nhàng trở về vị trí ban đầu.
    • Bước 4: Cúi đầu xuống từ từ sao cho cằm chạm vào thành ngực. Giữ nguyên khoảng 10 giây rồi nhẹ nhàng trở về vị trí ban đầu.
    • Bước 4: (Căng duỗi cơ cổ 2 bên) Nghiêng đầu sang bên trái rồi phải.
    • Bước 5: Thực hiện lặp lại các bước trên khoảng 5 phút hoặc đến khi bạn cảm thấy thoải mái là được.

    Tần suất thực hiện: 2 - 3 lần/ ngày. Mỗi lần khoảng 5 phút mỗi bài tập.

    Lưu ý:

    • Tránh vận động mạnh, quá sức.
    • Kết hợp với nhiều bài tập toàn thân khác để tất cả hệ cơ xương khớp được đồng thời vận động linh hoạt, dẻo dai, nâng cao sức khỏe.

    3 động tác hữu hiệu và phổ biến nhất để giảm đau

    3 động tác hữu hiệu và phổ biến nhất để giảm đau vai gáy

    1.4. Bài thuốc dân gian

    Các bài thuốc dân gian lưu truyền hàng ngàn đời nay tuy đơn giản nhưng luôn mang đến những hiệu quả bất ngờ. Thực tế, ngày nay khoa học cũng đã phân tách và chứng minh được trong các dược liệu/ thảo dược có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức đề kháng của cơ thể.

    1 - Lá lốt, ngải cứu cùng muối hạt

    Theo Đông y, lá lốt và ngải cứu có tính ấm ôn kinh chỉ huyết, tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (dẫn khí), chỉ thống (giảm đau). Theo y học hiện đại, lá lốt chứa hoạt chất alkaloid kháng thụ thể acetylcholin ngăn ngừa co cơ, đồng thời làm giãn mạch tăng tuần hoàn. Ngải cứu chứa cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin,… giảm đau thần kinh, hỗ trợ giảm đau mỏi vai gáy.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Rửa sạch khoảng 100 g lá lốt, 100 g ngải cứu. Sau đó để ráo nước cho khô.
    • Bước 2: Sao nóng lá lốt, ngải cứu với khoảng 500 g muối hạt.
    • Bước 3: Cho vào túi vải.
    • Bước 4: Để túi vải nguội dần, ấm vừa phải rồi chườm lên vùng vai gáy bị đau nhức.
    • Bước 5: Chườm trong khoảng 15 phút mỗi lần. Khi túi vải nguội có thể sao nóng lại hỗn hợp và tiếp tục chườm.

    2 - Gừng tươi

    Theo Đông y gừng là một vị thuốc có tính ấm, làm ra mồ hôi, phát tán phong hàn, giải độc, giải trừ biểu chứng, thông dương khí. Theo y học hiện đại, trong gừng chứa hoạt chất Zingibain - có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa giảm tình trạng viêm khớp, giảm đau nhức cơ, đau nửa đầu.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Gừng tươi (củ còn non) rửa sạch, để cả vỏ.
    • Bước 2: Giã nát gừng cùng một chút muối hạt.
    • Bước 3: Dàn đều gừng giã nát lên một tấm gạc y tế rồi đắp lên vùng vai gáy đau mỏi.
    • Bước 4: Cố định bằng khăn quấn.
    • Bước 5: Đắp khoảng 20 phút mỗi lần và 2 - 3 lần mỗi ngày.

    Ngoài ra, bạn có thể rửa sạch gừng tươi, giã nát rồi ngâm với rượu trắng 30 - 40 độ khoảng 30 ngày. Dùng rượu gừng xoa bóp rất hiệu quả.

    Lưu ý: Không nên ăn gừng tươi đã bị dập - khi gừng tươi bị dập sinh ra một loại độc tố gây hoại tử tế bào gan.

    3 - Hạt gấc ngâm rượu

    Hạt gấc là một vị thuốc kích thích sinh huyệt tăng lưu lượng máu, cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho mô cơ. Đồng thời, hạt gấc giúp đào thải độc tố, hệ miễn dịch được tăng cường khỏe mạnh kháng bệnh tự nhiên. Ngoài ra, hoạt chất xenlulo, lipit, invedaxa... trong hạt gấc mang hiệu quả giảm đau, chống viêm.

    Cách thực hiện:

    • Tán bột để uống: Tách vỏ hạt gấc lấy phần nhân. Sao vàng nhân hạt và nghiền nhuyễn bột, rồi đem bảo quản khô ráo. Uống 2 lần/ ngày, mỗi lần là nửa thìa bột cùng một chút nước.
    • Ngâm rượu để đắp/ xoa bóp: Nướng hạt gấc trên than cho cháy đen. Để nguội, tách vỏ lấy nhân, tán thành bột. Ngâm bột với rượu trắng khoảng 1 tháng. Cuối cùng, ấy bột đắp hoặc lấy rượu để xoa bóp. Có thể dùng 2 - 3 lần/ ngày.

    Các bài thuốc dân gian sẽ là lựa chọn ưu tiên

    Các bài thuốc dân gian sẽ là lựa chọn ưu tiên hơn so với thuốc tây trong trường hợp đau vai gáy mức độ nhẹ

    1.5. Bấm huyệt, massage, xoa bóp

    Massage gồm xoa bóp giúp làm mềm cơ, giãn cơ, làm nóng cơ thể giảm sưng đau; đấm chặt, day miết với lực vừa đủ tạo nên một kích thích khác che lấp cảm giác đau. Cách bấm huyệt đau mỏi vai gáy giúp kích thích khai thông dòng chảy khí huyết, kích thích các cơ quan thần kinh, nội tiết, thể dịch. Từ đó tăng tuần hoàn cung cấp đủ dưỡng chất cho mô cơ, dịch khớp, đồng thời sản sinh các hormone nội sinh như endorphin giúp giảm đau.

    Thông thường, các chuyên gia sẽ kết hợp massage xoa bóp trước khi bấm huyệt để đạt được hiệu quả trị liệu cao nhất. Khi thực hiện tại nhà thường chỉ mang lại tác dụng giảm đau không điều trị.

    Một số huyệt đạo quan trọng giúp ích cho việc giảm đau cổ vai gáy gồm:

    • A thị Huyệt: Điểm đau chính là huyệt đạo.
    • Huyệt Phong trì: Điểm lõm - đường giao nhau giữa bờ ngoài cơ thang và bờ trong của cơ ức đòn chũm.
    • Huyệt Phong phủ: Chỗ lõm vào của vùng vai gáy, cách chân tóc ở gáy khoảng 1 thốn và nằm ngang với đốt sống cổ C1…

    Tần suất thực hiện: Mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 - 30 phút.

    Lưu ý:

    • Massage bấm huyệt với cường độ phù hợp để tránh gây bầm tím.
    • Chống chỉ định: Chấn thương cột sống, viêm khớp dạng thấp; Người có bệnh lý về máu như cục máu đông, chảy máu;  Vùng da bị viêm, bị lở loét.

    >>> Xem thêm: 6+ điều bạn cần biết về phương pháp châm cứu đau mỏi vai gáy

    Massage và bấm huyệt là 2 phương pháp y học cổ truyền phổ biến

    Massage và bấm huyệt là 2 phương pháp y học cổ truyền phổ biến và đem lại hiệu quả cao trong việc giảm đau các mô cơ

    1.6. Ghế massage toàn thân

    Nếu bạn không có thời gian để ngồi thư giãn tập luyện yoga hay liệu trình các bài thuốc cổ truyền, ghế mát xa toàn thân là giải pháp tối ưu cho bạn. Giống như một chuyên gia trị liệu bậc thầy, tính năng AI tích hợp trên ghế massage sẽ xác định chính xác các điểm đau trên cơ thể bạn, tự động sắp xếp thiết lập lên các liệu trình cá nhân hóa phù hợp với thể trạng mỗi người.

    Ghế massage tối ưu hóa thời gian chăm sóc sức khỏe của bạn:

    • Không tốn thời gian chuẩn bị, không mất thời gian ngồi tập luyện.
    • Trong khi ghế tự động massage thì bạn có thể cho toàn bộ cơ thể nghỉ ngơi và chìm vào giấc ngủ “trên mây”.

    Ghế massage toàn thân Maxcare SORO V1 vừa là một chiếc ghế sofa màu sắc thời thượng vừa là ghế massage với tính năng ấn tượng. Massage cổ làm giảm mệt mỏi và tăng cường lưu thông tuần hoàn máu. Massage vai giúp xoa dịu cảm giác đau và cứng.  Massage lưng giúp tăng cường thư giãn các cơ bắp. Massage không trọng lực - đưa cơ thể vào trạng thái lơ lửng, giảm áp lực cho cột sống. Massage thư giãn ngủ ngon - tập trung vào xoa bóp nhẹ, dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon. Massage nhẹ nhàng thư giãn cả cơ thể & tâm trí nhờ hệ thống túi khí toàn thân.

    1.7. Thuốc giảm đau không kê đơn

    Trường hợp đau mỏi vai gáy mức độ nhẹ, bạn có thể tự đi mua thuốc giảm đau không kê đơn tại nhà thuốc, gồm các nhóm sau:

    • Thuốc giảm đau Paracetamol
    • Thuốc chống viêm không Steroid (Aspirin, Naproxen, Ibuprofen)
    • Vitamin B12, B9, B11, B6 nhằm phục hồi dây thần kinh tổn thương do bị chèn ép. Vitamin B cũng thúc đẩy quá trình tăng tạo hồng cầu, tăng lưu lượng máu, hỗ trợ giảm đau do co cứng vùng cổ.

    Lưu ý:

    • Khi đã uống thuốc mà cơn đau vẫn kéo dài 1 tuần thì cần đi khám bác sĩ ngay.
    • Không lạm dụng thuốc giảm đau vì có thể dẫn đến suy giảm chức năng gan hoặc suy thận.

    Viên nén Panadol được sử dụng khá phổ biến

    Viên nén Panadol được sử dụng khá phổ biến

    Bước 2: Điều trị nguyên nhân đau mỏi vai gáy cấp tính

    Cơn đau mỏi vai gáy hoàn toàn có thể diễn biến kéo dài và tiến triển nặng hơn nếu như không được điều chỉnh lại cấu trúc xương bị sai lệch - nguyên nhân chính gây chèn ép rễ thần kinh và gây cơn đau nhức vai gáy.

    2.1. Điều chỉnh tư thế đi/ đứng/ ngồi/ ngủ

    Khi đi đứng hoặc ngồi, tư thế đầu cổ không thẳng đứng với trục cột sống lưng, khiến cơ và dây chằng phải căng lên hỗ trợ nâng đỡ đầu cổ thay cho cột sống. Căng cơ, căng giãn dây chằng gây nên cơn đau mỏi vai gáy.

    Ngay sau một đêm ngủ sai tư thế bạn sẽ gặp ngay tình trạng đau mỏi vai gáy. Bạn nên cân nhắc một số gợi ý sau để có tư thế ngủ đúng.

    • Nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ, tránh tư thế nằm sấp vì sẽ gây áp lực cho vùng cổ vai gáy.
    • Lựa chọn gối kê có độ cao, độ mềm phù hợp, tốt nhất là có thể giữ đầu ngang với cổ.
    • Chọn đệm có độ đàn hồi tốt để nâng đỡ cơ thể, tránh nằm đệm quá mềm vì sẽ khiến tình trạng đau vai gáy trở nên trầm trọng hơn.

    Tư thế ngủ đúng

    Tư thế ngủ đúng

    2.2. Tạo môi trường làm việc thuận lợi

    Do tính chất công việc nên nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế lái xe đường dài,... phải ngồi lâu một chỗ nhiều giờ gây nên một áp lực lớn và kéo dài cho cột sống lưng và cổ. Hơn nữa nếu ngồi sai tư thế, lâu dần có thể dẫn đến các bệnh lý xương khớp mức độ nặng như thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống,..., lệch xương, lệch đĩa đệm chèn ép thần kinh tủy sống.

    Cải tạo môi trường làm việc với những chiếc ghế có tựa lưng êm ái, có thể điều chỉnh chiều cao sao cho tư thế ngồi chuẩn:

    • Điều chỉnh ghế ở tư thế thoải mái, hai chân đặt lên sàn và giữ đầu gối thấp hơn hông.
    • Tay đặt ngang với bàn làm việc để giảm áp lực đè nén lên cột sống, gân, cơ, khớp vùng cổ vai gáy.

    Tư thế ngồi đúng sẽ giảm áp lực cho cơ

    Tư thế ngồi đúng sẽ giảm áp lực cho cơ và dây chằng

    2.3. Bài tập yoga kết hợp toàn thân

    Bài tập yoga, thiền định luôn được khuyến khích tập luyện với mọi đối tượng để điều trị cũng như dự phòng đau mỏi vai gáy bởi những lợi ích sau:

    • Kéo giãn các cơ xương giúp giảm tình trạng bó cơ, căng cơ.
    • Tăng vận động, tăng độ dẻo dai, tăng độ đàn hồi của cơ xương khớp.
    • Cơ thể săn chắc, dẻo dai, ngăn ngừa lão hóa.
    • Tập hít thở trong yoga giúp tăng dung tích phổi, tăng lượng oxy cung cấp cho máu, giúp tinh thần thư thái và ngủ ngon hơn.

    Bạn có thể bắt đầu tập luyện các bài tập đau mỏi vai gáy tại nhà chỉ với một thiết bị chiếu hình ảnh có kết nối internet để xem các video hướng dẫn chi tiết trên Youtube. Chỉ khoảng 30 phút mỗi ngày dành cho yoga hoặc thiền định giúp tâm trạng được giải tỏa và cơ thể khỏe mạnh.

    Yoga mang lại một cảm giác thư thái

    Yoga mang lại một cảm giác thư thái và an nhiên

    2.4. Ghế massage Y tế Trị liệu

    Chương trình massage luôn được kết hợp cả liệu pháp xoa bóp và bấm huyệt - 2 phương pháp y học cổ truyền giảm đau mỏi vai gáy hữu hiệu nhất. Thêm vào đó là sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo phát hiện chính xác huyệt đạo giúp cho quá trình trị liệu có khả năng vượt xa cả bàn tay con người.

    Ghế massage toàn thân Maxcare Max686pro điều khiển giọng nói đặc biệt với chức năng Massage trị liệu thần kinh cột sống - nắn chỉnh thần kinh cột sống nhằm kích thích khả năng tự hồi phục của cơ thể, hạn chế tái phát.

    Ghế massage toàn thân Inada Dreamwave HCP-11001D  Inada Family là thương hiệu đầu tiên được chính phủ Nhật Bản cấp chứng nhận sản xuất ghế massage Y tế Trị liệu. Nổi bật với khả năng tính toán lực massage của con lăn chi tiết và khoa học nhằm tối ưu hóa sự thư giãn toàn thân và giúp cho bạn thư giãn sâu hơn các phần trên cơ thể từ cổ, vai gáy, cánh tay và bàn tay. Chế độ massage Dreamwave giúp bạn thư giãn hoàn toàn, chương trình mô phỏng chế độ massage bằng tay với việc kết hợp giữa massage bằng con lăn nhẹ nhàng với xoa bóp bằng túi khí. Túi khí chuyển động vặn hình số 8 giúp tạo vòng eo chữ S và cân bằng cơ bắp. Ghế massage Y tế trị liệu Inada hiện chỉ có độc quyền tại MaxCare Home.

    Ghế massage Y tế Trị liệu Inada Family

    Ghế massage Y tế Trị liệu Inada Family hiện được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi MaxCare Home

    Bước 3: Điều chỉnh chế độ sinh hoạt để tăng sức đề kháng

    Nâng sức khoẻ thể chất và tinh thần luôn luôn là điều cần thiết để bạn có một cơ thể khoẻ mạnh.

    3.1. Nghỉ ngơi thư giãn/ giải tỏa căng thẳng

    Khi cơ thể được rơi vào trạng thái thư giãn sâu, cơ chế thể dịch sẽ tự điều chỉnh giảm tiết hormone stress và tăng sinh hormone hạnh phúc. Dopamine - tăng cảm giác sảng khoái. Serotonin - giúp điều chỉnh ổn định tâm trạng và giấc ngủ. Endorphin - chất giảm đau tự nhiên, đối phó với các cơn đau khó chịu.

    3.2. Chế độ dinh dưỡng

    Cơ thể có thể tự sản sinh ra các kháng thể, hình thành hệ miễn dịch tự nhiên, chống lại các yếu tố gây bệnh khi được chăm sóc toàn diện cả thể chất và tinh thần. Bữa ăn là nền tảng để xây dựng sức khỏe, trong đó một số nhóm chất sau đây cần thiết trong hỗ trợ điều trị đau mỏi vai gáy:

    • Vitamin C có trong đu đủ, cam quýt, bưởi, kiwi, bông cải xanh, ớt chuông,... Cung cấp đủ Vitamin C nhằm tăng cường sản xuất collagen củng cố cấu trúc gân cơ, xương khớp và đồng thời thúc đẩy tăng sinh biểu mô, phục hồi nhanh chóng vết thương.
    • Vitamin A từ khoai lang, cà rốt, rau chân vịt,... giúp tăng sinh bạch cầu trong máu chống nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, chống virus.
    • Canxi chứa nhiều trong đậu bắp, đậu nành, rong biển,... Canxi giúp chắc khỏe xương, Canxi cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình truyền tín hiệu thần kinh và co cơ.
    • Vitamin D dồi dào trong cá hồi, lòng đỏ trứng, nấm, ngũ cốc... Vitamin D hỗ trợ cho quá trình hấp thụ canxi diễn ra thuận lợi.
    • Protein có nhiều trong thịt, cá, đậu nành, đậu Hà Lan… Khối lượng cơ tăng lên và ngày càng chắc khỏe nhờ tập luyện thể dục thể thao và cấp đủ Protein cho cơ thể.

    Xây dựng bữa ăn mỗi ngày hợp lý

    Xây dựng bữa ăn mỗi ngày hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng

    3.3. Giữ đủ nước cho cơ thể

    Đây là thói quen cần được thực hiện mỗi ngày nhằm thúc đẩy quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi, giữ nhiệt cho cơ thể. Thành phần chính của đĩa đệm (phần nằm giữa các đốt sống cổ) là nước, cho nên cấp nước đủ để đĩa đệm trở nên chắc khỏe và dẻo dai.

    Mỗi người cần bổ sung đủ từ 2 – 2,5 lít nước để cắt giảm cơn đau nhức mỏi vai gáy.

    3.4. Thể dục thể thao

    Tập thể dục để duy trì cân nặng, tránh béo phì, cải thiện sức mạnh cơ bắp, tăng sức bền của bạn. Hoạt động thể chất kích thích tự sinh chất nội sinh trong não có thể khiến tâm trạng thư giãn, hạnh phúc và ít ưu phiền. Kiên trì tập luyện đều đặn hàng ngày, tăng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các mô của bạn và giúp hệ thống tim mạch của bạn hoạt động hiệu quả hơn, tái tạo năng lượng cho giấc ngủ ngon.

    Thể thao là cách phòng ngừa hiệu quả nhiều bệnh lý nguy hiểm

    Thể thao là cách phòng ngừa hiệu quả nhiều bệnh lý nguy hiểm về xương khớp, tim mạch, huyết áp

    Lưu ý: Các biểu hiện bất thường sau đây ở vùng cổ vai gáy cần thăm khám bác sĩ ngay để có phác đồ điều trị nguyên nhân chính xác

    • Đau kéo dài, không thuyên giảm, đau cả khi nghỉ ngơi.
    • Đau đột ngột và dữ dội.
    • Sưng/ biến dạng bất thường/ mất cảm giác/ mất khả năng vận động các khớp cổ vai gáy.

    Bài viết trên đã mách mẹo cho bạn “phác đồ” chữa đau mỏi vai gáy tại nhà đơn giản nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hy vọng bạn thấy thông tin chia sẻ trên hữu ích và chia sẻ đến nhiều người để cùng khỏe mạnh.

    Copyright © 2022 Maxcare Corporation. All rights reserved. Giấy phép ĐKKD số 0102685345 do Sở KHĐT TP.HN cấp ngày 02/01/2019