Đau mỏi vai gáy phải làm sao? 10+ Giải pháp “thổi bay" cơn đau nhức

Đau mỏi vai gáy phải làm sao? 10+ Giải pháp “thổi bay" cơn đau nhức
Nội dung bài viết

    Đau mỏi vai gáy phải làm sao là câu hỏi của không ít người mắc tình trạng này. Đây là một tình trạng phổ biến xuất pháp từ rối loạn thần kinh cơ vùng cổ vai gáy với các biểu hiện đau nhức, co cứng vai gáy ở nhiều mức độ như âm ỉ, đau nhói hoặc đau dữ dội. Đau thường tăng lên khi đứng, ngồi lâu, ho hắt hơi, khi trời lạnh hoặc thay đổi bất chợt, khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, khó vận động.

    1. Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy

    Các nguyên nhân gây tê bì chân tay đau mỏi vai gáy có thể xuất phát từ sinh lý hoặc bệnh lý. Cụ thể:

    Nguyên nhân sinh lý:

    • Tư thế vận động, sinh hoạt không đúng: Duy trì các tư thế sai trong thời gian dài như cúi gập cổ, nằm sấp, ngồi còng lưng,.. có thể ảnh hưởng tới gân, cơ vùng vai gáy, khiến cột sống cổ cong vẹo dẫn tới đau nhức.
    • Tập luyện, lao động quá mức: Tập luyện và lao động quá mức gây đau mỏi vai gáy do tạo gánh nặng lớn lên hệ cơ xương khớp, gây co cứng cơ, đau cơ, thậm chí gây tổn thương đến gân, khớp, dây chằng.
    • Nhiễm lạnh: Nhiệt độ thấp do thời tiết hoặc ngồi điều hòa lâu khiến máu vùng vai gáy lưu thông kém đi và thiếu máu dẫn đến yếu, mỏi cơ. Đồng thời, nhiệt độ thấp còn gây cứng cơ và cứng khớp vai gáy dẫn đến tình trạng đau nhức.

    Nguyên nhân bệnh lý:

    • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đĩa đệm cột sống cổ bị hư hại, phình ra do thoái hóa, chấn thương hoặc tai nạn lao động có thể thay đổi vị trí, chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh gây đau mỏi vai gáy.
    • Thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ gây các tình trạng thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống khiến các dây thần kinh cột sống bị chèn ép hoặc viêm, gây ra những cơn đau khó chịu, tê buốt lan dần từ cổ xuống vai.
    • Viêm bao khớp vai: Do chấn thương hoặc tai nạn, khớp vai có thể bị viêm gây đau và hạn chế vận động vùng cổ và vai.
    • Bất thường chức năng dây thần kinh: Viêm, u, chèn ép dây thần kinh vùng cổ và vai gáy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức vai gáy.
    • Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Do ngồi quá lâu hoặc do thiểu năng tuần hoàn ngoại vi khiến cơ bả vai và cơ lồng ngực bị co rút quá mức, gây đau vai gáy.
    • Chấn thương vùng vai gáy: Bất kỳ chấn thương phần mềm hoặc chấn thương ngoại khoa nào vùng vai gáy cũng có thể khiến người bệnh bị đau nhức, thậm chí đau dữ dội và kéo dài ngay cả khi đã được điều trị.

    Đau mỏi vai gáy là một tình trạng xuất phát từ rối loạn thần kinh

    Đau mỏi vai gáy là một tình trạng xuất phát từ rối loạn thần kinh cơ vùng cổ

    2. Đau mỏi vai gáy phải làm sao?

    Đau mỏi vai gáy tê tay dù là do nguyên nhân nào cũng khiến người bệnh gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tốt nhất người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng nhiều biện pháp tại nhà để hỗ trợ cải thiện bệnh. Cụ thể:

    2.1. Đối với đau mỏi vai gáy do nguyên nhân sinh lý

    Người bệnh có thể tự điều trị tại nhà đối với đau mỏi vai gáy do các nguyên nhân sinh lý. Một số biện pháp giảm đau mỏi vai gáy tại nhà:

    2.1.1. Nghỉ ngơi thư giãn

    Cơn đau vai gáy do nguyên nhân sinh lý thường mang tính chất cơ học và tăng lên khi người bệnh vận động cột sống cổ, ngồi lâu, di chuyển cổ sai cách hoặc đi lại nhiều. Do đó, để giảm đau nhức, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể được thư giãn và phục hồi.

    Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

    Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể được thư giãn và phục hồi

    2.1.2. Chườm nóng/lạnh

    Chườm nóng và chườm lạnh là những biện pháp giảm đau mỏi nhanh chóng cho người bệnh:

    • Chườm lạnh áp dụng trong đau mỏi vai gáy kèm dấu hiệu căng cơ, sưng mô mềm. Người bệnh có thể chườm với khăn bọc đá lạnh hoặc túi nước lạnh 2 - 3 lần/ngày, 15 - 20 phút/lần.
    • Chườm nóng giúp thư giãn cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn máu, do đó hỗ trợ giảm đau nhanh. Người bệnh có thể lấy túi chườm nóng hoặc khăn ấm để chườm 2 - 3 lần/ngày, 15 - 20 phút/lần.

    Chườm nóng và chườm lạnh là những biện pháp giảm đau mỏi vai gáy

    Chườm nóng và chườm lạnh là những biện pháp giảm đau mỏi vai gáy nhanh chóng cho người bệnh

    2.1.3. Xoa bóp giảm đau

    Xoa bóp giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và giảm đau hiệu quả, hỗ trợ cải thiện triệu chứng và hạn chế tái phát. Người bệnh có thể nhờ người thân xoa bóp hoặc tới các trung tâm trị liệu để được thực hành cách xoa bóp đau mỏi vai gáy chính xác vào các vị trí đau, giúp đem lại hiệu quả tốt nhất.

    Người bệnh có thể nhờ người thân xoa bóp

    Người bệnh có thể nhờ người thân xoa bóp hoặc tới các trung tâm trị liệu để được xoa bóp

    2.1.4. Tập các bài tập giãn cơ

    Các bài tập giãn cơ vai gáy có hiệu quả tốt đối với đau mỏi vai gáy ở mức độ nhẹ và vừa. Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập sau đây:

    • Bài tập 1:  Ngồi khoanh chân, lưng và cổ thẳng. Hai tay để ngang bằng vai và song song với sàn. Xoay đầu và hai cánh tay từ từ sang một bên đến tối đa và giữ trong 5 -10 giây. Sau đó từ từ quay 180 độ sang bên còn lại, giữ 5 - 10 giây rồi thu tay, cổ về tư thế ban đầu và nghỉ. Lặp lại các động tác 5 lần.
    • Bài tập 2: Ngồi thẳng lưng và cổ. Cúi đầu từ từ sao cho cằm chạm ngực, giữ trong 5 - 10 giây rồi ngửa đầu dần dần ra sau, mắt hướng lên trần nhà trong 5 - 10 giây. Sau đó đưa đầu và cổ về vị trí bình thường, xoay đầu nhẹ để thả lỏng. Lặp lại các động tác 5 lần.
    • Bài tập 3: Ngồi thẳng lưng và cổ. Đưa hai tay lên cao qua đầu, lòng bàn tay hướng vào nhau cho đến khi căng vùng bắp tay. Ngẩng cổ từ từ nhìn theo tay và giữ khoảng 10 giây. Lặp lại động tác 3 - 5 lần.

    Các bài tập giãn cơ vai gáy có hiệu quả tốt đối với đau mỏi vai gáy

    Các bài tập giãn cơ vai gáy có hiệu quả tốt đối với đau mỏi vai gáy ở mức độ nhẹ và vừa

    2.1.5. Các mẹo dân gian giảm tê chân tay đau mỏi vai gáy

    Các mẹo dân gian cũng có hiệu quả tốt trong việc cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy và hỗ trợ các triệu chứng viêm, sưng rất tốt. Một số mẹo người bệnh có thể áp dụng:

    Ngải cứu, lá lốt và muối hạt

    Theo y học cổ truyền, ngải cứu và lá lốt có tính ấm, có khả năng chống viêm, trừ lạnh, tăng cường lưu thông máu và thư giãn cơ khớp. Khi kết hợp chúng với muối hạt sẽ giúp cải thiện các tình trạng co cứng khớp vai gáy và giảm đau nhức hiệu quả.

    Cách thực hiện: sao vàng lá lốt và ngải cứu cùng muối hạt trên lửa lớn rồi cho hỗn hợp vào túi vải, buộc kín rồi chườm ngay lên vùng vai gáy bị đua mỏi trong 15 phút.

    Gừng

    Gừng có vị cay, tính nóng với hoạt chất zingibain giúp làm giảm viêm, sưng, co cứng cơ khớp và tăng cường lưu thông máu. Vì vậy, người bệnh có thể dùng gừng để giảm đau vai gáy, đặc biệt trong các trường hợp co cứng cơ và nhiễm lạnh.

    Cách thực hiện: Người bệnh có thể giã nát gừng với muối hạt trong cối, sau đó trộn hỗn hợp với giấm và đắp lên vùng vai gáy bị đau nhức trong 20 - 25 phút.

    Rượu ngâm hạt gấc

    Hạt gấc có tính ôn, vị đắng với nhiều thành phần như Lipit, Tanin, Photphotoba, Invedaxa có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm. Khi ngâm hạt gấc với rượu có vị cay sẽ đem lại tác động chống viêm, giảm đau rất tốt trong việc cải thiện đau mỏi vai gáy.

    Cách thực hiện: Hạt gấc bỏ màng, đem đi phơi một nắng. Sau đó đem hạt đã phơi rang nóng, tách lấy nhân mềm bên trong đem đi ngâm rượu 5 - 7 ngày. Lấy rượu ngâm hạt gấc thoa lên vùng vai gáy bị đau và massage nhẹ nhàng để tăng công dụng.

    Mẹo dân gian sử dụng gừng chữa đau mỏi vai gáy

    Mẹo dân gian sử dụng gừng chữa đau mỏi vai gáy có hiệu quả cao

    2.2. Đối với đau mỏi vai gáy do nguyên nhân bệnh lý

    Một số dấu hiệu đau mỏi vai gáy nghi ngờ do các nguyên nhân bệnh lý người bệnh cần chú ý như sau:

    • Cơn đau vai xuất hiện đột ngột và dữ dội hoặc kéo dài trên 1 tuần hoặc mức độ đau tăng dần với tần suất nhiều hơn, thậm chí xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi.
    • Mất khả năng vận động do đau vai gáy
    • Vùng cổ vai gáy bị biến dạng hoặc sưng bất thường
    • Vùng cổ vai gáy bị mất cảm giác
    • Cơ thể không khỏe hoặc sốt
    • Đau mỏi vai gáy kèm hoa mắt chóng mặt ù tai,...

    Khi nghi ngờ tình trạng đau mỏi vai gáy của mình có thể do các bệnh lý gây ra, người bệnh cần đi gặp bác sĩ sớm để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị sau đây thường được áp dụng cho các nguyên nhân bệnh lý:

    2.2.1. Dùng thuốc

    Điều trị bằng thuốc chủ yếu giúp giảm triệu chứng đau mỏi và căng cơ. Các nhóm thuốc thường dùng trong điều trị đau mỏi vai gáy:

    • Thuốc giảm đau: Paracetamol, giảm đau opioid (codein, tramadol), thuốc kháng viêm không steroids (NSAIDs: diclofenac, piroxicam, meloxicam, celecoxib…)
    • Thuốc giãn cơ: Epirison, mephenesine (thường dùng khi người bệnh bị co cứng cơ)
    • Thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin, pregabalin
    • Vitamin nhóm B: B1, B6, B12 hoặc mecobalamin, hỗ trợ điều hòa hoạt động thần kinh.
    • Corticosteroid: sử dụng trong trường hợp bị chèn ép rễ thần kinh nặng và cấp tính.

    Điều trị bằng thuốc chủ yếu giúp giảm triệu chứng đau mỏi

    Điều trị bằng thuốc chủ yếu giúp giảm triệu chứng đau mỏi và căng cơ

    2.2.2. Phẫu thuật

    Một số trường hợp đau mỏi vai gáy do các bệnh lý cột sống khi bị bệnh nặng có thể cần phải thực hiện các can thiệp ngoại khoa vào vùng dây thần kinh bị chèn ép. Bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật để loại bỏ sự chèn ép lên các dây thần kinh, hạn chế  nguy cơ bại liệt và các biến chứng khác.

    2.2.3. Vật lý trị liệu

    Vật lý trị liệu đau mỏi vai gáy thường áp dụng trong các trường hợp đau mỏi xuất phát từ các bệnh lý xương khớp và cột sống. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc cải thiện sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ giảm đau nhức và điều chỉnh tư thế đúng cho người bệnh.

    Người bệnh có thể tập các bài tập vật lý trị liệu tại nhà theo hướng dẫn của các chuyên viên hoặc tới các trung tâm vật lí trị liệu để thực hiện các phương pháp như hồng ngoại, siêu âm, điện xung,...

    Vật lý trị liệu áp dụng trong các trường hợp đau mỏi

    Vật lý trị liệu áp dụng trong các trường hợp đau mỏi xuất phát từ các bệnh lý xương khớp và cột sống

    2.2.4. Châm cứu

    Châm cứu tác động lên các huyệt đạo giúp giảm áp lực lên dây thần kinh, từ đó cải thiện dẫn truyền thần kinh vùng vai gáy và giảm đau trong các trường hợp bệnh lý cột sống cổ. Người bệnh có thể lựa chọn một trong các phương pháp châm cứu để thực hiện như điện châm, thủy châm,...

    2.2.5. Các biện pháp hỗ trợ tại nhà

    Người đau mỏi vay gáy do bệnh lý cũng có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà tương tự như đau mỏi sinh lý. Cụ thể:

    • Chườm nóng, chườm lạnh: Chườm nóng và chườm lạnh có thể giảm đau mỏi tức thời và dễ áp dụng hàng ngày nên rất thuận tiện cho người bệnh.
    • Điều chỉnh tư thế: Điều chỉnh tư thế sinh hoạt và vận động đúng sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống cổ và các dây thần kinh, từ đó hỗ trợ giảm đau nhức vai gáy.
    • Tập các bài tập theo hướng dẫn của chuyên viên phục hồi chức năng: Các bài tập giãn cơ vùng cổ vai gáy giúp tăng cường độ đàn hồi cơ bắp, cải thiện lưu thông máu từ đó thúc đẩy phục hồi vùng vai gáy tốt hơn.
    • Massage trị liệu hỗ trợ giảm đau và phục hồi chứng năng:  Massage trị liệu có hiệu quả gần như tương đương với châm cứu và vật lý trị liệu, giúp người bệnh thư giãn cơ bắp và ngăn chặn cơn đau vai gáy hiệu quả. Người bệnh có thể massage tại các cơ sở chuyên môn hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ tại nhà.

    Hiện nay, ghế massage được coi là thiết bị hỗ trợ giảm đau mỏi vai gáy tại nhà tốt nhất bởi tác dụng vượt trội, tính kinh tế và thuận tiện cao. Ghế massage hiện đại được tích hợp nhiều chế độ chuyên sâu giúp nâng cao hiệu quả massage và phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

    Khi chọn lựa ghế massage trị liệu cổ vai gáy, người bệnh nên ưu tiên các thương hiệu ghế massage Nhật Bản như Maxcare bởi hiệu quả vượt trội, độ bền và độ an toàn cao. Người bệnh có thể tham khảo các dòng ghế giúp giảm đau mỏi vai gáy của Maxcare sau đây:

    Các dòng ghế này đều được phân phối độc quyền tại Maxcare Home. Tham khảo thêm các dòng ghế massage chất lượng cao cho người đau mỏi vai gáy tại đây.

    Ghế massage hiện đại được tích hợp nhiều chế độ chuyên sâu

    Ghế massage hiện đại được tích hợp nhiều chế độ chuyên sâu giúp nâng cao hiệu quả massage và phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

    3. Phòng ngừa và hỗ trợ phục hồi đau mỏi vai gáy như thế nào?

    Bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh cũng cần hạn chế rủi ro đau mỏi vai gáy với các biện pháp phòng ngừa:

    3.1. Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ

    Thuốc kê đơn hay các biện pháp trị liệu của bác sĩ thường đã được xây dựng đảm bảo liều lượng đúng và đủ cho các đợt điều trị. Đặc biệt đối với đau mỏi vai gáy do bệnh lý, việc uống thuốc và trị liệu theo liệu trình nhằm đảm bảo hạn chế tối đa bệnh tái phát. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn, không nên tự ý ngưng điều trị khi thấy cơn đau thuyên giảm.

    3.2. Thiết kế chế độ dinh dưỡng hợp lý

    Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị giảm đau mỏi vai gáy đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy người bệnh nên chú ý đến một số nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng sau:

    • Uống đủ nước: Trong sụn khớp có đến 95% là nước và chất ngoại bào. Đây là thành phần đệm giúp hỗ trợ các chuyển động của xương khớp được trơn tru. Vì vậy người bệnh nên đảm bảo uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Bổ sung đủ nước sẽ giúp cơ thể tăng thải độc tố, hỗ trợ ngăn ngừa đau khớp do gout, viêm khớp. Xem thêm đau mỏi vai gáy nên uống gì tại đây.
    • Nên ăn gì: Bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất chính: Chất đạm, tinh bột, Vitamin và khoáng chất, chất béo lành mạnh để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra người bệnh nên tăng cường thêm các nhóm chất tốt cho xương khớp như: Canxi, Vitamin A, C, D, E, thực phẩm giàu Omega 3,... những thực phẩm này giúp hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, hoạt động trơn tru và ngăn ngừa nguy cơ gây đau mỏi vai gáy như sưng, viêm, co cứng cơ,...
    • Thực phẩm nên hạn chế: Người bệnh nên tránh các thực phẩm chứa nhiều muối, đường như bánh kẹo ngọt, đồ muối chua, đồ đóng hộp,... bởi các chất này sẽ làm tăng quá trình lão hóa, kéo dài thời gian chữa lành bệnh. Đồng thời người bệnh cũng nên hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ để tránh làm tăng mức độ stress oxy hóa, viêm nhiễm khiến tình trạng nhức mỏi vai gáy kéo dài.

    Tham khảo thêm bài viết “Đau mỏi vai gáy nên ăn gì?” để tìm hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng cho người đau mỏi vai gáy.

    Bổ sung đa dạng thực phẩm lành mạnh giúp cung cấp nhiều dưỡng chất

    Bổ sung đa dạng thực phẩm lành mạnh giúp cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho người đau mỏi vai gáy

    3.3. Rèn luyện thể lực phù hợp theo thể trạng

    Thường xuyên luyện tập các bài tập phù hợp với sức khỏe sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm tình trạng co cứng cơ bắp. Từ đó các triệu chứng nhức mỏi vai gáy sẽ thuyên giảm đáng kể.

    Vậy người bệnh có thể lựa chọn các bài tập phù hợp giúp hỗ trợ giảm nhức mỏi vai gáy như yoga, bài tập giãn cơ nhẹ nhàng,... nên tập khoảng 30 phút/ ngày.

    Ngoài ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên phục hồi chức năng để lựa chọn bài tập phù hợp cho bản thân. Tránh luyện tập quá sức tạo áp lực lớn lên vai gáy khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

    3.4. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

    Đau mỏi vai gáy có liên quan nhiều đến chế độ hoạt động, làm việc hàng ngày. Vì vậy, người bệnh nên cân bằng giữa công việc và chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giúp cơ thể được thư giãn, giảm nhức mỏi vai gáy.

    Ví dụ nếu môi trường làm việc của người bệnh yêu cầu phải ngồi lâu, hoặc cần lao động nặng thì họ nên dành ra các khoảng thời gian giải lao, vận động thư giãn nhẹ nhàng để tránh áp lực nặng và kéo dài lên phần vai gáy.

    Nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể thư giãn, thoải mái tinh thần

    Nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể thư giãn, thoải mái tinh thần và giảm nguy cơ nhức mỏi vai gáy

    Trên đây là những thông tin được chia sẻ từ các chuyên gia trị liệu cho câu hỏi “Đau mỏi vai gáy phải làm sao?” Hy vọng các biện pháp trên có thể hỗ trợ người bệnh  thuyên giảm nhức mỏi vai gáy hiệu quả.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ ngay tới website Maxcare Home hotline 098-905-3888 để được tư vấn nhanh chóng.

    Copyright © 2022 Maxcare Corporation. All rights reserved. Giấy phép ĐKKD số 0102685345 do Sở KHĐT TP.HN cấp ngày 02/01/2019