Mỡ nội tạng có nguy hiểm không? Cách giảm mỡ nội tạng
Mỡ nội tạng - cái tên khiến nhiều người “ám ảnh”. Nhưng liệu mỡ nội tạng là xấu? Thế nào là chỉ số mỡ nội tạng tốt? Những cách xác định mỡ nội tạng? Và làm sao để giảm? Nếu bạn vẫn chưa thể trả lời những câu hỏi đó, bài viết này là dành cho bạn đấy.
Bạn cần biết điều này nếu muốn giảm mỡ nội tạng
Mỡ nội tạng là gì?
Béo phì, thừa cân không phải là những vấn đề duy nhất liên quan đến mỡ. Mỡ nội tạng cũng là mối nguy hiểm lớn. Ngay cả khi bạn mảnh mai và cân đối, bạn vẫn cần để ý lượng mỡ nội tạng.
Khác với mỡ dưới da, hay lớp mỡ bụng mà chúng ta vẫn thường dùng tay cảm nhận được, mỡ nội tạng nằm sâu trong ổ bụng. Nó tích tụ ở các cơ quan như:
-
Gan,
-
Tuyến tụy,
-
Lá lách,
-
Thận,
-
Dạ dày.
Dù ít hay nhiều, những bộ phần này đều đang có lượng chất béo nhất định.
Nguyên nhân dẫn đến mỡ nội tạng cao là gì?
-
Chế độ ăn không lành mạnh: ăn nhiều đường. Điều này khiến các tế bào mỡ phát triển nhanh hơn, đặc biệt là mỡ nội tạng.
-
Đồ uống có cồn: bia rượu không chỉ dẫn đến chất béo nội tạng mà còn nhiều vấn đề sức khỏe khác như bệnh gan, một số loại ung thư, tăng cân quá mức…
-
Stress: khi stress, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra một loại hormone gọi là cortisol, loại hormone này đã được chứng minh là làm tăng lưu trữ chất béo nội tạng.
-
Lão hóa: cơ thể cả nam và nữ giới khi già đi đều có xu hướng tích mỡ ở nội tạng. Đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh, khối lượng cơ của phụ nữ giảm đi và chất béo của họ tăng lên.
Liệu ai cũng cần giảm mỡ nội tạng?
Mỗi chúng ta đều cần một lượng chất béo nội tạng nhất định để có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, ranh giới giữa an toàn và nguy hiểm này lại rất khó nhận ra
Khi chỉ số mỡ nội tạng thấp
Hàm lượng chất béo nội tạng không đủ dẫn đến:
-
Ảnh hưởng đến nội tiết tố, khiến kinh nguyệt không đều, thậm chí mất kinh nguyệt ở phụ nữ.
-
Suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến chúng ta dễ bị nhiễm trùng.
Chỉ số mỡ nội tạng cao
Một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm có thể gặp trong trường hợp này:
-
Bệnh tim
-
Bệnh tiểu đường loại 2
-
Bệnh gan nhiễm mỡ
-
Hội chứng buồng trứng đa nang
-
Chứng ngưng thở lúc ngủ
Ngoài ra, Trường Y Harvard còn cho biết ở phụ nữ, mỡ nội tạng cũng có liên quan đến ung thư vú và nhu cầu phẫu thuật túi mật.
Càng có nhiều chất béo nội tạng, rủi ro sức khỏe càng cao. Đặc biệt, mỡ tích tụ gần gan và tuyến tụy cũng có thể làm tăng cholesterol "xấu" và ức chế cơ thể phân hủy chất béo và xử lý đường trong máu.
Xác định mỡ nội tạng bằng cách nào?
Cho đến thời điểm hiện tại, dưới dây là một số phương pháp giúp bạn xác định được lượng mỡ nội tạng trong cơ thể.
MRI Scan
Chụp MRI là phương pháp được sử dụng ở nhiều cơ sở y tế hiện này. Tuy nhiên, phương pháp này khá đắt tiền và thường chỉ được thực hiện trong quá trình điều trị bệnh mà thôi.
BodPod
Còn gọi là chụp quang tuyến độ dịch chuyển không khí. Đây là một phương pháp có độ chính xác cao, giúp tính toán tỷ lệ phần trăm chất béo cơ thể. BodPod là một quy trình không xâm lấn, bạn sẽ ngồi trên ghế trong ‘pod’ trong khi quá trình giám sát diễn ra.
Phân tích trở kháng điện sinh học (BIA)
Đây được xem là phương pháp thông dụng và gần gũi nhất, những vẫn đem lại kết quả chính xác cao và có thể thực hiện tại nhà. Đây là công nghệ được nghiên cứu và phát triển bởi Tanita. Phương pháp này có độ chính xác cao trong phân tích thành phần cơ thể, bao gồm mỡ cơ thể.
Cân sức khỏe Tanita sẽ cung cấp thông tin dựa vào BIA và thuật toán chuyên biệt, giúp xếp hạng chất béo nội tạng từ 1 đến 59.
-
Từ 1 đến 12: Mức chất béo nội tạng tố. Bạn cần tiếp tục theo dõi để đảm bảo là chỉ số này ở trong mức an toàn nhé
-
Từ 13 - 59: cho biết bạn có lượng mỡ nội tạng dư thừa.
Tính năng này của cân có thể sử dụng cho người từ 18 đến 99 tuổi. Ngoài ra, bạn còn biết được những chỉ số cơ thể quan trọng khác (10 chỉ số) khi sử dụng cân. Mặc dù tính năng tốt vậy nhưng thiết bị Tanita lại có chi phí khá phù hợp. Bạn có thể tham khảo ngay tại Maxcare Home - đối tác phân phối độc quyền của Tanita tại Việt Nam, với 4 mẫu cân được yêu thích nhất nhé.
Làm sao để giảm mỡ nội tạng?
Chăm chỉ tập luyện
Tập thể dục có thể giúp bạn loại bỏ cả mỡ nội tạng và mỡ dưới da. Hãy bắt đầu với hình thức vận động mà bạn cảm thấy thoải mái nhất:
-
Đi dạo sau bữa tối hoặc đi cầu thang thay vì thang máy
-
Đạp xe thay vì lái xe.
-
Tập thể dục nhịp điệu vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày.
-
Tập gym
-
Yoga.
Chú ý chế độ ăn
Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường và chất béo như: nước ngọt và thức ăn nhanh.
Thay vào đó, hãy bổ sung:
-
Các loại rau xanh nhiều lá như cải thìa và rau bina.
-
Đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt
-
Thực phẩm từ sữa: sữa chua, pho mát và sữa tươi.
-
Ăn nhiều trái cây và rau quả, protein nạc.
Không để bản thân bị stress
Hãy tìm đến những cách để giữ bản thân không bị căng thẳng bởi đây là một trong những nguyên nhân gây mỡ nội tạng đấy. Hãy thử làm những điều bạn thích như:
-
Sở thích: đọc sách, nghe nhạc, chơi thể thao lại càng tốt;
-
Đi ra ngoài hoặc tán gẫu cùng bạn bè;
-
Thiền cũng là một cách giải tỏa stress rất tốt
-
Xoa bóp cơ thể bằng ghế massage
Ngủ đủ giấc.
Đại học Wake Forest cho rằng ngủ từ 5 tiếng trở xuống mỗi đêm sẽ khiến bạn có lượng mỡ bụng cao hơn gấp 2 lần rưỡi so với những người ngủ đủ giấc (từ 7-9 tiếng mỗi đêm). Vậy nên hãy lưu ý điều này nha.
Maxcare Home tin rằng, không ở đâu xa, sự thay đổi tích cực sẽ có thể bắt đầu ngay tại nhà bạn. Với các thiết bị cân phân tích sức khỏe Tanita, bạn có thể sử dụng được cho cả gia đình để theo dõi mỡ nội tạng và sức khỏe hàng ngày. Liên hệ ngay Tanita để cùng sống khỏe từ hôm nay nhé.