Mỡ nội tạng là gì? Cách giảm mỡ nội tạng hiệu quả bạn cần biết
Khi đo lượng mỡ quanh vùng bụng, thực tế là bạn đang đo mỡ nội tạng. Đây là chỉ số quan trọng của cơ thể, tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về nó. Liệu lượng mỡ nội tạng của bạn có đang khỏe mạnh? Người gầy thì mỡ nội tạng sẽ ít? Mỡ nội tạng cao sẽ dẫn đến các căn bệnh gì? Hãy cùng Maxcare Home tìm câu trả lời trong bài viết sau.
1. Mỡ nội tạng là gì?
So với chất béo bình thường, mỡ nội tạng nằm sâu hơn dưới da. Mỡ nội tạng bao quanh các cơ quan chính như gan, dạ dày, ruột, tuyến tụy và thận của bạn. Mỡ nội tạng đảm bảo khoảng cách nhất định giữa mỗi cơ quan. Quá nhiều mỡ nội tạng sẽ dẫn đến huyết áp cao, tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Điều này còn được gọi là béo phì trung tâm.
Mỡ nội tạng nằm sâu trong khoang bụng, bao quanh ruột, gan và dạ dày
Mỡ nội tạng có thể ức chế Adiponectin - một loại hormone điều chỉnh lượng mỡ trong cơ thể. Do đó, cơ thể bạn sản sinh ra nhiều chất béo hơn mức bạn thực sự cần. Lượng mỡ nội tạng cao cũng ảnh hưởng đến độ nhạy isulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Xem thêm:
=> Thấu hiểu các chỉ số thành phần cơ thể - Cân sức khỏe phân tích cơ thể Tanita
=> Mỡ nội tạng có nguy hiểm không? Cách giảm mỡ nội tạng
2. Làm thế nào để đo lượng mỡ nội tạng?
Có nhiều cách khác nhau để đo mức mỡ nội tạng, bạn có thể thực hiện tại nhà hoặc đến các phòng khám, bệnh viện.
2.1. Dùng thước dây đo vòng eo và hông
Một phương pháp dễ dàng mà bạn có thể thử ngay bây giờ là đo những phần lớn nhất xung quanh eo và hông. Sau đó, chia số đo vòng eo cho số đo vòng hông. Tỷ lệ số đo vòng eo/số đo vòng hông lý tưởng của một cơ thể khỏe mạnh nên ít hơn 1.0 đối với nam hoặc 0.85 đối với nữ.
2.2. Dựa vào chỉ số BMI hoặc chu vi vòng eo
Một dấu hiệu cảnh báo lượng mỡ nội tạng cao là chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể) của bạn cao và có vòng eo lớn. Tuy nhiên, nhiều người có vẻ ngoài gầy ốm cũng có thể có chỉ số mỡ nội tạng cao quá mức cho phép.
2.3. Dùng cân phân tích chỉ số cơ thể Tanita Nhật Bản
Phân tích mỡ nội tạng bằng cân phân tích chỉ số cơ thể Tanita Nhật Bản
Để đo lượng mỡ nội tạng chính xác, bạn có thể sử dụng cân phân tích thành phần cơ thể Tanita. Tất cả các mẫu cân của Tanita đều sử dụng công nghệ trở kháng điện sinh học B.I.A dẫn đầu thế giới, cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về sức khỏe cơ thể chỉ trong vòng vài giây.
Với cân sức khỏe Tanita, bạn có thể theo dõi chặt chẽ lượng mỡ nội tạng cũng như % lượng nước, khối lượng cơ, tuổi sinh học của cơ thể. Nó giúp bạn đạt kế hoạch mục tiêu cá nhân: giảm cân hiệu quả hoặc tăng khối lượng cơ bắp, giảm mỡ nội tạng, v.v.
Xem thêm:
=> CÂN PHÂN TÍCH LƯỢNG MỠ VÀ MỠ NỘI TẠNG - Tại sao lại đo được?
=> Bạn vẫn chưa giảm mỡ đúng cách? Cùng cân Tanita thay đổi nhé
3. Làm thế nào để giảm mỡ nội tạng đúng cách?
-
Ngủ đủ giấc
-
Tập thể dục hàng ngày
-
Giữ tinh thần được thoải mái, tránh mức độ căng thẳng cao
-
Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và ưu tiên các protein lành mạnh
-
Hạn chế uống rượu, bia
-
Không hút thuốc lá
4. Mỡ nội tạng lý tưởng là bao nhiêu?
Thang điểm đánh giá mức mỡ nội tạng của cơ thể theo Tanita
Cân sức khỏe Tanita có thể phân tích và đánh giá lượng mỡ nội tạng theo thang điểm từ 1-59. Nếu mức mỡ nội tạng của bạn nằm trong khoảng 1-12, xin chúc mừng, bạn đang có mỡ nội tạng ở mức khỏe mạnh. Hãy tiếp tục tập luyện và ăn uống phù hợp để duy trì mức mỡ nội tạng tiêu chuẩn.
Nếu kết quả nằm trong phạm vi 12-59, mỡ nội tạng của bạn đang rất cao. Bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và tăng cường độ tập luyện để giảm mỡ nội tạng, hạn chế nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe.
5. Giải đáp thắc mắc về mỡ nội tạng
- Mỡ nội tạng nguy hiểm như thế nào?
➜ Mỡ nội tạng quá cao có thể dẫn đến một số bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, chứng mất trí nhớ và ung thư vú. Thảo luận của Harvard Health đã chưng minh mối liên hệ giữa mỡ nội tạng và các căn bệnh mãn tính trên.
- Căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng đến lượng mỡ nội tạng hay không?
➜ Căng thẳng là một trong những nguyên nhân làm tăng mỡ nội tạng. Khi một người bị căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hormone gọi là cortisol. Hormon này làm tăng lượng mỡ nội tạng tích tụ trong cơ thể.
- Nên tránh những thực phẩm nào để giảm mỡ nội tạng?
➜ Đồ chiên, carbohydrate tinh chế, đồ nướng, thực phẩm, đồ uống nhiều đường.
- Mỡ nội tạng có thể gây đau bụng?
➜ Mỡ nội tạng có thể gây đau vì nó tạo ra nhiều protein làm viêm các mô và cơ quan của cơ thể bạn. Điều này có thể khiến bạn đau ở ruột.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin tổng quan về mỡ nội tạng của cơ thể. Mỡ nội tạng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, nhưng quá nhiều mỡ nội tạng sẽ dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm. Hãy chủ động theo dõi và kiểm soát mỡ nội tạng cũng như các chỉ số khác bằng cách bước lên cân sức khỏe Tanita ngay từ hôm nay.
Xem thêm:
=> Kiểm soát cân nặng đúng cách với cân sức khỏe Tanita
=> TOP mẫu cân sức khỏe điện tử Tanita được yêu thích nhất
=> Chất lượng cơ là gì? Vì sao cần theo dõi chỉ số chất lượng cơ?