Lời khuyên của chuyên gia cho người đau mỏi vai gáy và vùng cổ

Lời khuyên của chuyên gia cho người đau mỏi vai gáy và vùng cổ
Nội dung bài viết

    Đau mỏi vai gáy cổ có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng với nhiều độ tuổi khác nhau. Tình trạng này gây ra nhiều khó khăn, bất tiện trong lao động, làm việc, sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng ngừa,... của tình trạng này như thế nào? Hãy cùng theo dõi thông tin được các chuyên gia chia sẻ trong bài viết dưới đây.

    1. Triệu chứng của đau mỏi vai gáy cổ

    Đau mỏi vai gáy cổ có biểu hiện điển hình là tình trạng nhức mỏi và co cứng vùng cơ vai, gáy. Tình trạng này xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh gặp nhiều hạn chế trong vận động với các dấu hiệu:

    • Cảm giác đau: Đau nhức nhẹ, khó chịu, xuất hiện cơn đau nhói, có cảm giác vùng cổ vai co cứng,... khi ấn vào mức độ đau tăng lên.
    • Cảm giác tê: Người bệnh có thể thấy ngứa ran, tê bì vùng cổ - vai - gáy. Khi bệnh nặng hơn, cảm giác tê lan xuống đến cánh tay, bàn tay, ngón tay.
    • Cảm giác đau, nhức mỏi tăng lên sau khi người bệnh vận động nặng, chơi thể thao, sau khi giữ một tư thế trong thời gian dài,...
    • Phạm vi: Vị trí đau nhức ở vùng cổ, gáy, vai, có thể lan xuống cánh tay, bàn tay. Người bệnh có thể thấy khó khăn khi quay đầu, nhấc cánh tay.
    • Thời điểm: Bệnh thường xuất hiện khi có yếu tố tác động đến hệ thống mạch máu và xương khớp vùng cổ vai. Một số thời điểm xuất hiện bệnh thường gặp như trời trở lạnh, thay đổi thời tiết khiến mạch máu co lại làm giảm lưu lượng máu đến vùng vai gáy. Hoặc đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy, cơ thể nằm ở một tư thế trong khoảng thời gian dài khiến máu kém lưu thông.

    Đau mỏi vai gáy gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt

    Đau mỏi vai gáy gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, làm việc

    2. Phân loại bệnh đau mỏi vai gáy cổ

    Đau mỏi vai gáy cổ có thể được chia ra thành 2 loại dựa theo thời gian diễn biến bệnh:

    • Đau cổ vai gáy cấp tính: Thời gian xuất hiện bệnh ngắn, thường chấm dứt hoàn toàn, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe lâu dài. Nguyên nhân có thể do người bệnh bị chấn thương cơ, dây chằng vùng vai gáy, hoặc ngủ sai tư thế khiến cơ bị căng giãn quá mức,...
    • Đau cổ vai gáy mãn tính: Tình trạng đau mỏi cổ vai gáy diễn ra thường xuyên, kéo dài. Các biểu hiện đau có thể tăng dần và lan sang cánh tay, bàn tay. Với trường hợp này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và được điều trị kịp thời. Tránh bệnh tình trở nặng gây nhiều hạn chế trong vận động, sinh hoạt.

    3. Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy cổ

    Đau mỏi cổ vai gáy hiện nay khá phổ biến và có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, một số yếu tố nguy cơ làm thúc đẩy tình trạng đau mỏi vai gáy bao gồm: Tuổi cao, vận động nặng, thời tiết, ít vận động, ngồi một tư thế trong thời gian dài, chấn thương,...

    Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý đau mỏi vai gáy cổ rất đa dạng, tương tự như đau mỏi vai gáy nguyên nhân, có thể kể đến:

    3.1. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

    Đĩa đệm đốt sống cổ là các bao xơ có chức năng nâng đỡ, giảm ma sát, giảm rung xóc để tránh chấn thương cột sống. Khi bị thoát vị đĩa đệm, dịch nhầy có trong bao sơ rò rỉ ra ngoài gây viêm rễ thần kinh. Từ đó gây ra các triệu chứng đau nhức, tê bì và ngứa râm ran cổ vai gáy.

    Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

    Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là nguyên nhân gây ra đau cổ vai gáy

    3.2. Thoái hóa đốt sống cổ

    Theo tuổi tác, đốt sống cổ dần thoái hóa, đặc biệt ở những người trên 40 tuổi. Vị trí các dây thần kinh ở đốt sống cổ bị thu hẹp, chèn ép, viêm. Từ đó tạo ra các cơn đau mỏi vai gáy cứng cổ và nhức, khó chịu ở vùng vai gáy, làm người già đau mỏi vai gáy.

    3.3. Viêm dây thần kinh cánh tay

    Dây thần kinh cánh tay đi từ đốt sống cổ qua vùng vai và lưng trên. Khi bị viêm dây thần kinh cánh tay, các cơn đau nhói sẽ xuất hiện dọc theo dây thần kinh. Vùng đau nhức có thể lan đến cổ, gáy, và xuất hiện một số triệu chứng như yếu tay, ngứa râm ran, tê bì tay,...

    3.4. Viêm bao khớp vai

    Bao khớp vai bị viêm sẽ gây ra cảm giác đau vùng vai và đặc biệt trở nặng hơn khi trời lạnh, nửa đêm, nằm tư thế nằm nghiêng. Người bệnh còn có thể gặp khó khăn khi nâng tay lên cao, chải đầu, lấy đồ trên cao,...

    Đau vai gáy do viêm bao khớp vai

    Đau vai gáy do viêm bao khớp vai gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày

    3.5. Sinh hoạt sai tư thế

    Tư thế hoạt động, sinh hoạt có ảnh hưởng tới tình trạng cơ, gân vùng vai gáy cổ. Nếu duy trì một tư thế sai cách trong thời gian dài như cúi gập cổ, nằm sấp, ngồi còng lưng, mang vác nặng,... có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy ở người trẻ, đặc biệt là đau mỏi vai gáy cổ.

    3.6. Vận động quá mức, chấn thương mô mềm

    Va chạm, chấn thương có thể tác động và làm tổn thương dây chằng, đốt sống cổ. Những tổn thương này có thể gây ra tình trạng co cứng cổ vai, co thắt cơ bắp, đau vai gáy,...

    3.7. Nguyên nhân khác

    Ngoài các nguyên nhân kể trên, một số tình trạng bệnh có thể là nguyên nhân dẫn đến đau mỏi vai gáy cổ đó là thiểu năng vành, ung thư phổi,... Các bệnh trên có tác động làm giảm lưu thông mao mạch, chèn ép dây thần kinh gây ra các vùng đau, nhức ở vai gáy.

    >>> Xem thêm: Đau mỏi vai gáy bên phải

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mỏi

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy cổ

    4. Khi nào cần đi bác sĩ?

    Tình trạng đau mỏi vai gáy cổ hầu hết đều có thể cải thiện hiệu quả khi được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp triệu chứng bệnh kéo dài, tiến triển nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ tàn tật vĩnh viễn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh khi gặp phải những biểu hiện bất thường sau:

    • Triệu chứng đau xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, không vận động gì.
    • Thời gian đau kéo dài, bệnh trở nên trầm trọng hơn không có dấu hiệu giảm nhẹ hay khỏi bệnh (hơn 1 tuần).
    • Cơn đau không thuyên giảm ngay cả khi đã sử dụng thuốc được kê.
    • Xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt, ù tai, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt,...
    • Đau mỏi cổ vai gáy, cứng cổ xuất hiện cùng với cơn nhức đầu dữ dội.
    • Phạm vi đau nhức, tê bì lan xuống vùng cánh tay, bàn tay và chân.
    • Phát hiện thấy khối u bất thường ở vùng đầu, cổ.
    • Các biểu hiện đau mỏi vai gáy cổ xuất hiện sau chấn thương, va chạm, tai nạn giao thông,…

    Vị trí đau lan rộng là nguy cơ cảnh báo

    Vị trí đau lan rộng là nguy cơ cảnh báo nên đến thăm khám bác sĩ

    5. Hướng điều trị đau mỏi vai gáy cổ

    Tùy theo tình trạng bệnh mà cơn đau mỏi vai gáy có thể được chia ra thành 3 mức độ. Mỗi mức độ có thể có cách điều trị theo chỉ định của bác sĩ là khác nhau.Dưới đây là một số hướng điều trị phổ biến nhất.

    5.1. Mức độ nhẹ

    Đối với mức độ nhẹ của đau mỏi vai gáy cứng cổ, người bệnh có thể được chườm ấm, xoa bóp nhẹ nhàng hoặc chiếu đèn hồng ngoại vào vùng đau nhức trong 10 - 15 phút trước khi đi ngủ. Bệnh thường khỏi sau khoảng 2 - 3 ngày.

    Trong giai đoạn này người bệnh nên tránh xoay cổ, quay đầu mạnh, ngồi điều hòa lâu để tránh cơn đau và co cứng cơ dữ dội hơn.

    5.2. Mức độ vừa

    Tùy theo mức độ đau, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định nhằm giúp bệnh nhân giảm đau phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng để điều trị bệnh hiệu quả, tránh “nhờn” thuốc:

    • Dùng thuốc: Một số thuốc thường sử dụng: thuốc giảm đau, chống viêm như paracetamol, diclofenac, ibuprofen,... miếng dán salonpas, thuốc giãn cơ, tiêm corticoid.
    • Vật lý trị liệu: Bệnh nhân có thể được thực hiện một số bài tập vật trí trị liệu như bài tập hỗ trợ giảm đau, kéo giãn cột sống cổ, bài tập tăng sức mạnh cơ, xoa bóp bấm huyệt, trị liệu laser, trị liệu bằng sóng xung kích,...

    Xoa bóp cổ vai gáy giúp giảm đau nhanh

    Xoa bóp cổ vai gáy giúp giảm đau nhanh

    5.3. Mức độ nặng

    Với mức độ nặng, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định một số hướng điều trị sau:

    • Sử dụng thuốc: Một số thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh như Lidocain, Novocain,… sẽ được sử dụng để làm mềm cơ, giảm và ngăn chặn các cơn kích thích thần kinh mạnh.
    • Châm cứu: Có mục đích nhằm điều hòa hoạt động dây thần kinh.
    • Phẫu thuật: Thực hiện với các trường hợp nặng không đáp ứng thuốc, các ca bệnh có nguyên nhân liên quan đến tổn thương tủy sống, thần kinh nghiêm trọng.

    Hầu hết bệnh đau mỏi vai gáy cổ có thể điều trị dễ dàng, đây không phải bệnh khó chữa. Nhưng bạn nên chú ý cần thăm khám bác sĩ sớm để được điều trị đúng cách tránh trường hợp điều trị muộn có nguy cơ chuyển biến nặng phải nhập viện.

    Liệu pháp châm cứu giúp giảm đau

    Liệu pháp châm cứu giúp giảm đau, cải thiện chức năng cổ vai gáy

    6. Các biện pháp điều trị đau mỏi vai gáy cổ tại nhà

    Đau mỏi vai gáy có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Để làm giảm tình trạng này bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau.

    6.1. Nghỉ ngơi, hạn chế vận động

    Biểu hiện nhức mỏi vai gáy có thể xuất hiện sau và tăng lên sau khi vận động, chơi thể thao, đi lại nhiều,... Do đó, để giảm cảm giác đau nhức, bạn nên hạn chế thực hiện các hoạt động mạnh, hoặc khi làm việc nên dành ra một chút thời gian để nghỉ ngơi. Từ đó giúp cơ vùng vai gáy được thư giãn, giảm đau nhức.

    6.2. Chườm nóng, chườm lạnh

    Chườm nóng, chườm lạnh là các biện pháp trị liệu vật lý hữu hiệu giúp hỗ trợ giảm đau mỏi vai gáy đau cứng cổ hiệu quả. Tuy nhiên để chườm đạt hiệu quả cao bạn nên lưu ý:

    Chườm nóng:

    • Tác dụng: Làm giãn mao mạch tại chỗ, tăng cường tuần hoàn, thư giãn cơ co thắt giúp giảm co thắt.
    • Đối tượng: chườm nóng được thực hiện để giảm đau trong các trường hợp đau mãn tính, căng cơ vùng vai gáy, làm giãn cơ trước khi xoa bóp,...
    • Cách chườm nóng: Để chườm nóng, người bệnh có thể ngâm khăn trong nước ấm 40 - 50 độ C rồi vắt khăn khô, chườm lên vùng cổ gáy bị đau, thay khăn sau khoảng 5 phút thực hiện chườm trong khoảng 15 - 20 phút.
    • Tần suất: 3 - 4 lần/ ngày.

    Chườm lạnh:

    • Tác dụng: Có tác động lên vận mạch hỗ trợ làm giảm co giật cơ, giảm co cứng khớp. Ngoài ra chườm lạnh còn làm co mao mạch tại chỗ, làm giảm tuần hoàn, giảm chuyển hóa, giảm phản ứng viêm và đau cấp tính.
    • Đối tượng: Biện pháp này được thực hiện đối với trường hợp đau cấp tính, phù nề, đau do co cứng cơ,...
    • Cách chườm lạnh: Người bệnh có thể sử dụng các túi chườm lạnh, túi nước đá, khăn mát chườm lên vùng cổ gáy bị đau trong khoảng 15 - 20 phút.
    • Tần suất: 2 - 3 lần/ ngày.

    Chườm lạnh giúp giảm đau

    Chườm lạnh giúp giảm đau vai gáy cấp tính

    6.3. Điều chỉnh tư thế

    Tư thế hoạt động, làm việc không đúng cách có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy đau cứng cổ. Vì vậy bạn nên điều chỉnh tư thế đúng cách để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải.

    Tư thế ngủ:

    • Hạn chế tư thế nằm sấp do sẽ gây áp lực cho vùng cổ, vai. Nên nằm ngửa hoặc nghiêng 1 bên.
    • Lựa chọn đệm có độ đàn hồi tốt, tránh chọn đệm quá mềm khiến cơ bị co cứng, kém linh hoạt gây đau.
    • Nên chọn gối có độ cao giữ đầu ngang với người, không nên gối quá cao vì sẽ làm cơ cổ bị căng giãn gây đau.

    Tư thế ngồi:

    • Ngồi ở tư thế thoải mái, lưng thẳng, chân đặt lên sàn và đầu gối thấp hơn hông.
    • Tay để ngang tầm, không nên ngồi bàn quá cao để giảm áp lực đè nén lên cơ, khớp, cột sống vùng cổ, vai, gáy.

    Tư thế đứng: Nên đứng thẳng lưng, cổ và vai thả lỏng, không cúi gập cổ quá sâu,...

    Tư thế nằm gối không phù hợp có thể gây tình trạng đau mỏi vai gáy

    Tư thế nằm gối không phù hợp có thể gây tình trạng đau mỏi vai gáy cổ

    6.4. Tập các bài tập giãn cơ vùng cổ

    Các bài tập giãn cơ cổ vai gáy là biện pháp đơn giản mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà giúp giảm đau nhức hiệu quả. Tập giãn cơ giúp giảm căng cơ, cải thiện độ vận động linh hoạt của cơ, hỗ trợ giảm đau nhức tái phát. Một số bài tập hữu hiệu người bệnh có thể tham khảo:

    • Bài tập 1: Ngồi thẳng lưng, hướng cằm về phía trước, sau đó từ từ di chuyển cằm về phía cổ họng hơi chếch xuống, sau đó giữ nguyên tư thế trong 10 - 15 giây, thực hiện tối đa 10 lần mỗi giờ.
    • Bài tập 2: Đứng thẳng, tay chống hông, di chuyển vai theo hình tròn từ trước ra sau khoảng 10 lần rồi thực hiện tương tự với hướng ngược lại, thực hiện 3 lần.
    • Bài tập 3: Ngồi thẳng lưng, tay trái đưa ra sau cố định phần lưng, đầu nghiêng về bên phải, tay phải giữ đầu. Giữ nguyên tư thế trong 10 giây, rồi đổi bên.
    • Bài tập 4: Ngồi thẳng lưng, 2 tay đan vào nhau đưa về phía trước, lòng bàn tay hướng ra ngoài. Sau đó di chuyển tay đưa lên qua đầu, mắt hướng nhìn theo tay, giữ động tác trong 10 - 15 giây, lặp lại 3 lần.

    Tập bài tập giãn cơ cổ nhẹ nhàng

    Tập bài tập giãn cơ cổ nhẹ nhàng giúp giảm đau cổ vai gáy

    6.5. Hỗ trợ dinh dưỡng

    Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ sức khỏe xương khớp, thần kinh. Người bệnh tăng cường các thực phẩm lành mạnh có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức cổ vai gáy hiệu quả. Một số thực phẩm có lợi cho xương khớp, hệ thần kinh bao gồm:

    • Thực phẩm giàu Omega 3: Omega 3 có tác dụng giúp kháng viêm, giảm sưng khớp nhờ tác dụng hạn chế Enzyme, Cytokine gây viêm. Các thực phẩm chứa Omega 3: Cá thu, cá hồi, hàu, đậu nành, hạnh nhân, óc chó,...
    • Canxi là thành phần có tác dụng xây dựng khối xương, giúp xương khớp chắc khỏe. Bạn nên bổ sung các thực phẩm như sữa, nước hầm xương,...
    • Vitamin K, C có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ sụn khớp, giúp xương chắc khỏe. Rau củ, trái cây thường có nhiều Vitamin K, C.
    • Vitamin A, E có đặc tính chống oxy hóa, ngăn chặn tổn thương tế bào, giảm nhiễm trùng. Nên bổ sung các loại rau củ có màu để bổ sung Vitamin A và bổ sung đậu phộng, cá hồi, dầu mè để cung cấp Vitamin E.
    • Chất chống oxy hóa như Bioflavonoid có trong nho, cam, chanh, anh đào, ớt xanh,... có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng cường miễn dịch, giảm sưng, viêm.

    Bên cạnh đó một số thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ đau nhức vai gáy mà bạn nên hạn chế, bao gồm:

    • Đường: Các thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo ngọt,... sẽ làm tăng tình trạng viêm tăng thời gian kéo dài cơn đau.
    • Muối: Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều muối, thịt chế biến, đồ đóng hộp,... sẽ làm tăng tích Natri trong cơ thể, làm quá trình lão hóa, không tốt cho sức khỏe thần kinh vận động.
    • Đồ chiên xào, dầu mỡ: Bổ sung quá nhiều đồ dầu mỡ có thể làm tăng mức độ viêm, mức độ stress oxy hóa, khiến cơn đau lâu khỏi.

    Dinh dưỡng đầy đủ, chế độ ăn lành mạnh

    Dinh dưỡng đầy đủ, chế độ ăn lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe cổ vai gáy

    5. Phòng ngừa đau mỏi vai gáy cổ đúng cách

    Đau mỏi cổ vai gáy tạo cảm giác khó chịu, mệt mỏi trong sinh hoạt, giảm năng suất làm việc. Vì vậy để giảm thiểu tình trạng trên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp tăng cường sức khỏe sau:

    • Luyện tập thể dục thể thao: Thực hiện các bài tập phù hợp, vừa sức để hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe. Tránh các bài tập nặng, kéo căng dây chằng, cơ quá mức.
    • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Bạn nên sắp xếp thời gian hoạt động và nghỉ ngơi phù hợp, tránh ngồi một tư thế quá lâu, hoạt động nặng trong thời gian dài,...
    • Điều chỉnh tư thế đúng: Tư thế đứng, ngồi, nằm phù hợp để tránh gây căng thẳng cho vùng cổ, vai, gáy. Hạn chế mang vác nặng, cúi gập cổ quá lâu.
    • Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, uống đủ nước: Bổ sung đầy đủ chất, tăng cường một số Vitamin, khoáng chất tốt cho hệ xương khớp như Vitamin A, C, K, E,... Canxi, Kali,... chất chống oxy hóa.
    • Thăm khám định kỳ: Giúp phát hiện sớm bệnh và điều trị bệnh đúng cách.
    • Massage, xoa bóp trị liệu: Đây là một phương pháp giúp bạn thư giãn, hỗ trợ giảm nguy cơ đau nhức cổ vai gáy. Ngoài đến massage, xoa bóp tại các cơ sở trị liệu, bạn có thể lựa chọn ghế matxa toàn thân. Đây là một sản phẩm tiện dụng giúp cải thiện sức khỏe vai gáy với lợi ích không chỉ tiết kiệm chi phí về lâu dài và tiết kiệm thời gian đi lại. Bạn có thể tham khảo website Maxcare Home để tìm kiếm ghế massage có tính năng phù hợp nhu cầu như thư giãn cơ bắp, tăng cường tuần hoàn, phòng ngừa và giảm đau nhức cổ vai gáy.

    Sử dụng ghế massage vai gáy cổ để thư giãn, giảm đau

    Sử dụng ghế massage vai gáy cổ để thư giãn, giảm đau mỏi hiệu quả

    Trên đây là những thông tin tư vấn, chia sẻ của chuyên gia về chủ đề “Đau mỏi vai gáy cổ”. Hy vọng với những hướng dẫn trên, bạn có thể hiểu và thực hiện giảm đau vai gáy cổ tại nhà hiệu quả, đồng thời lưu ý hơn đến những triệu chứng bất thường để thăm khám kịp thời.

    Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ ngay tới hotline 098-905-3888 hoặc website Maxcare Home để được giải đáp trực tiếp, nhanh chóng nhất.

    Copyright © 2022 Maxcare Corporation. All rights reserved. Giấy phép ĐKKD số 0102685345 do Sở KHĐT TP.HN cấp ngày 02/01/2019