7+ Nguyên nhân đau mỏi vai gáy bên phải và Biện pháp đẩy lùi cơn đau

1. Đau mỏi vai gáy bên phải triệu chứng như thế nào?
Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải tình trạng đau cổ vai gáy bên phải. (Ở trẻ em thường đau vai gáy bên phải do ngồi/ ngủ vẹo cổ sang bên phải, tương tự như đau mỏi vai gáy bên trái. Người ở độ tuổi lao động đau vai gáy do sinh hoạt/ làm việc sai tư thế hoặc mang vác vật nặng. Người tuổi trung niên trở lên thường sẽ mặc bệnh lý xương khớp do lão hóa.)
Tùy vào thể trạng hiện tại có liên quan đến bệnh lý hay không mà cơn đau sẽ diễn biến dữ dội hoặc âm ỉ, dai dẳng hoặc biến mất sau vài ngày. Biểu hiện phổ biến là:
- Cơn đau xuất hiện ở vùng cổ vai gáy - thái dương, đặc biệt đau nhiều hơn ở phía bên phải. Trong nhiều trường hợp đau cả mắt/ hốc mắt bên phải.
- Có thể là cơn đau thoáng qua nhưng cũng có thể là cơn đau kéo dài có chu kỳ xảy ra liên tục trong một khoảng thời gian.
- Cảm giác đau thường được mô tả là đau dữ dội, đau nhói từng cơn, đau nhức. Biểu hiện kèm theo là buồn nôn, chóng mặt, suy nhược cơ thể, thể lực kém.
- Đổ mồ hôi lạnh khắp cơ thể
- Choáng váng, mất tập trung do cơn đau dữ dội.
- Lan dần xuống cánh tay phải khi bệnh trở nặng hơn.
- Triệu chứng ít gặp: cảm giác nóng lạnh thất thường, tiêu chảy,…
Đau mỏi vai gáy bên phải liệu có phải triệu chứng bệnh nguy hiểm không? Hãy theo dõi tiếp trong phần tiếp sau đây.
Đau mỏi vai gáy bên phải là căn bệnh thường gặp
2. 7+ nguyên nhân chính gây đau mỏi vai gáy bên phải
Các bất thường bên ngoài tác động vào cơ thể hoặc bất thường có sẵn trong cơ thể sẽ là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy ở phía bên phải.
2.1. Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy bên phải mức độ nhẹ
Đau mỏi vai gáy bên phải mức độ nhẹ là cơn đau cấp tính, chỉ thoáng qua và biến mất sau vài ngày với cơ chế bệnh như sau:
Nguyên nhân |
Cơ chế bệnh sinh gây đau mỏi vai gáy bên phải |
Căng thẳng, stress kéo dài |
Căng thẳng tinh thần, co cứng cơ và thần kinh quá mức gây nên cơn đau nhức, đau nhói vùng đầu là lan xuống cổ vai gáy. |
Thay đổi thời tiết/nhiễm lạnh |
Thời tiết lạnh đột ngột, áp suất giảm khiến cơ thể phải co mạch bất thường. Ngay lập tức chặn đường vận chuyển máu và oxy nuôi dưỡng tế bào mô cơ và thần kinh, làm xuất hiện các chất độc gây đau cơ. Thay đổi thời tiết cũng khiến cơn đau bệnh lý tái phát, điển hình như đau mỏi vai gáy khi trời lạnh. |
Cảm cúm, sốt virus, sốt xuất huyết,... |
Cơn cảm sốt khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài, khó chịu - thần kinh bị ức chế và gây đau đầu dữ dội kèm đau nhức toàn thân. |
Sinh hoạt, làm việc quá sức hoặc sai tư thế |
Hoạt động mạnh khiến căng cứng cơ quá mức hoặc giãn dây chằng gây nên cơn đau nhức, đau cứng. Hoạt động sai tư thế, khiến cơ phải căng cứng nâng đỡ đầu cổ gây cứng cơ, hạn chế vận động. |
Các tác động vật lý từ bên ngoài sẽ gây đau mỏi vai gáy bên phải cấp tính
2.2. Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy bên phải mức độ nặng
Đau mỏi vai gáy bên phải mức độ nặng thường do các bệnh lý mãn tính gây nên với biểu hiện đau kéo dài, thường xuyên tái phát và đau lan rộng sang vùng khác. Cơ chế bệnh sinh như sau:
Nguyên nhân |
Cơ chế bệnh sinh gây đau mỏi vai gáy bên phải |
Chấn thương |
Các mô mềm xung quanh vùng cổ vai gáy bị tổn thương sâu có thể hình thành các ổ viêm gây đau nhức, co thắt cơ bắp. Các xương cổ vai gáy bị gãy ảnh hưởng đến cấu trúc xương cột sống dễ thành nguyên nhân gây bệnh lý xương khớp. Mảnh xương đâm vào mạch máu, rễ thần kinh hay tủy sống sẽ rất nguy hiểm, cần chú ý khi bị chấn thương. |
Bệnh lý xương khớp |
Do lão hóa hoặc do vận động sai tư thế, vận động quá sức trong thời gian dài dẫn đến các bệnh thoái hóa, vôi hóa, thoát vị đĩa đệm. Từ đó, hình thành các cấu trúc xương bất thường (gai xương - chồi xương) chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống gây cơn đau nhức vai gáy. |
Đau đầu vận mạch - Hội chứng Migraine |
Một loại bệnh thần kinh gây ra những cơn đau nhói ở một nửa đầu. Cơn đau có tính chất dữ dội, đau giật từng cơn, có thể kèm theo buồn nôn, chóng mặt. Người bệnh thường có cảm giác sợ ánh sáng và tiếng ồn khiến tình trạng đau đầu trở nên trầm trọng hơn. |
Thiếu máu não |
Những cơn đau nửa đầu do não phản ứng lại tình trạng thiếu oxy do thiếu máu não thường sẽ không quá dữ dội như cơn đau nửa đầu Migraine. Đau đầu do thiếu máu não thường đau âm ỉ và kèm theo các triệu chứng khác như ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ, đau mỏi vai gáy tê bì chân tay. |
U não |
Khối u phát triển bên trong vỏ não sẽ gây ra một áp lực đè lên các dây thần kinh. Chính áp lực này là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nửa đầu dữ dội. Đi kèm với đó là tình trạng suy nhược cơ thể. |
Các tác động sinh học bên trong cơ thể gây đau mỏi vai gáy bên phải mãn tính
3. 4+ Biện pháp hữu hiệu đẩy lùi cơn đau và điều trị bệnh
Các cơn đau kéo dài trên 1 tuần cần phải thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị chính xác. Sau đây là các biện pháp thường được sử dụng để ứng phó với cơn đau mỏi vai gáy bên phải.
3.1. Y học hiện đại
Phương pháp Y học hiện đại cần phải có sự tư vấn của các chuyên gia/ bác sĩ/ dược sĩ trong quá trình điều trị.
3.1.1. Điều trị bằng thuốc
Với các cơn đau mỏi vai gáy bên phải cấp tính thoáng qua, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn tại các hiệu thuốc.
- Thuốc giảm đau Paracetamol.
- Thuốc chống viêm: Diclofenac 50mg, Meloxicam 7.5mg, Celecoxib 200mg, Piroxicam 20mg.
- Thuốc giãn cơ giảm đau, giảm co thắt: Tolperisone 150mg, Eperisone 50mg.
- Thuốc bôi gây tê giảm đau tại chỗ: Casaicin gel, Voltaren emugel.
- Miếng dán giảm đau Salonpas.
Tuy nhiên, các thuốc này cũng cần phải có sự hướng dẫn sử dụng, tư vấn liều dùng của các dược sĩ đứng quầy. Tránh lạm dụng/quá liều thuốc Tây gây suy giảm chức năng chuyển hóa của gan và bài tiết của thận.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Các chống chỉ định của thuốc - thông tin nhất thiết phải lưu ý
3.1.2. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu thực chất là các bài tập chuyên sâu cho cổ vai gáy có sự hướng dẫn, giám sát của các chuyên gia. Các bài tập được thực hiện một cách chính xác nhất nhằm hỗ trợ điều chỉnh lại các cấu trúc xương bị cong vẹo, tăng khả năng vận động.
Ngoài vận động cơ học, Trị liệu vật lý còn là:
- Trị liệu bằng nhiệt: Trị liệu nóng giúp giãn mạch giảm đau. Trị liệu lạnh giúp co mạch hoặc ức chế dẫn truyền cảm giác đau.
- Trị liệu bằng ánh sáng: Sử dụng bức xạ hồng ngoại hoặc tử ngoại hay ánh sáng tự nhiên để loại bỏ vi khuẩn có hại, đồng thời kích thích tăng sinh tế bào có lợi.
- Trị liệu bằng nước: Nước là một dẫn chất đặc biệt tốt đối với các mô của cơ thể, giúp chữa lành tổn thương.
- Trị liệu bằng điện: Giúp kích thích cơ và dây thần kinh, tăng độ đàn hồi. Kết hợp giải phóng các Hormone giảm đau như serotonin, endorphin,...
Vật lý trị liệu giúp bệnh nhân đau mỏi vai gáy nhanh chóng hồi phục
3.1.3. Ghế massage Y tế vật lý trị liệu
Với cuộc sống bận rộn hiện nay, bạn gặp khó khăn trong việc dành thời gian tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe. Đề xuất tại đây là phương pháp massage thư giãn sâu tại nhà - Ghế matxa.
Ghế massage thư giãn hỗ trợ điều trị: Công nghệ trí tuệ nhân tạo này mang sứ mệnh tạo nên chương trình massage bấm huyệt tự động vượt xa bàn tay con người.
- Trị liệu bằng tác động cơ học: Với công nghệ kỹ thuật hiện đại tiên tiến, cảm biến AI cho phép xác định vị trí huyệt đạo và các điểm đau nhanh chóng, chính xác. Kèm với đó là sự hỗ trợ của con lăn 4D massage chân thực như bàn tay con người - massage đa chiều, massage sâu và rộng.
- Trị liệu bằng nhiệt, bằng ánh sáng: Đặc biệt với tính năng nhiệt hồng ngoại sẽ chườm nóng giảm đau tại chỗ. Nhờ đó việc khai thông khí huyết cho hiệu quả gấp nhiều lần, cải thiện cơn đau mỏi vai gáy.
Ghế massage sofa cho bạn một giấc ngủ sâu thư thái, tròn vẹn
Hỗ trợ điều trị tối ưu nhất có thể kể đến Ghế massage Y tế Vật lý trị liệu Family Inada. Ghế massage toàn thân Family Inada Therapina Robo HCP - LPN30000D được xây dựng chương trình trị liệu dựa trên sự cố vấn của các bác sĩ, các chuyên gia đầu ngành Nhật Bản và các bậc thầy massage trị liệu. Family Inada Therapina Robo - Ghế massage đầu tiên trên thế giới thiết lập Hệ thống hỗ trợ chăm sóc sức khỏe 24 giờ/ ngày, 365 ngày/ năm.
Tại Việt Nam, ghế massage Y tế Inada Family được phân phối độc quyền bởi MaxCare Home.
Xóa bỏ cơn đau mỏi vai gáy bên phải nhờ ghế massage toàn thân
3.1.4. Phẫu thuật
Phẫu thuật nhằm giải phóng các rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép gây nên cơn đau kéo dài không dứt.
Phẫu thuật được chỉ định thực hiện khi: Các bác sĩ chuyên khoa thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, bệnh nhân được chỉ định kết hợp nhiều phương pháp hiện đại và cổ truyền để điều trị. Sau một thời gian dài, bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Khi đó, các bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc có nên phẫu thuật chữa đau mỏi vai gáy hay không
3.2. Y học cổ truyền
Phương pháp Y học cổ truyền có thể tự thực hiện ở nhà (trừ phương pháp châm cứu). Tuy nhiên, nếu biện pháp được thực hiện/ tư vấn bởi các chuyên gia Y học cổ truyền thì sẽ đạt được kết quả tối ưu nhất.
3.2.1. Bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian đã được áp dụng từ xa xưa để chữa nhiều loại bệnh. Ngày này nhờ sự phát triển của khoa học mà các vị thuốc Bắc, thuốc Nam đã được chứng minh chứa các hoạt chất giảm đau nhức, trừ hàn, chống viêm...
Ngoài thuốc bắc - thuốc nam, còn có các loại ‘cồn thuốc’ xoa bóp giảm đau như rượu trắng ngâm gừng, rượu trắng ngâm hạt gấc, rượu lá lốt… Hay sao, rang các loại lá với muối hạt và chườm nóng nhằm giảm đau tại chỗ (lá lốt, ngải cứu,...)
Một cách khác là sắc lấy nước uống: rễ cây trinh nữ, vỏ cây lá đắng,...
Xem thêm: 10+ mẹo dân gian chữa đau mỏi vai gáy tại nhà hiệu quả
Dược liệu và thảo dược từ thiên nhiên là nguồn nguyên liệu chính của thuốc bắc và thuốc nam
3.2.2. Châm cứu, bấm huyệt
Châm cứu và bấm huyệt có mục đích chung là tác động sâu tới các huyệt đạo - nơi giao thoa các đường dẫn của hệ tuần hoàn và bạch huyết. Kích thích huyệt đạo tạo ra một áp lực, một áp suất đẩy mạnh máu khí, khai thông mạch. Vận mạch tốt, tránh căng thẳng, tránh co thắt, tránh đau nhức.
Lưu ý: Châm cứu, bấm huyệt cần được thực hiện bởi các nhân viên y tế có trình độ và chuyên môn.
Xem thêm:
- 6+ điều bạn cần biết về phương pháp châm cứu đau mỏi vai gáy
- Cách bấm huyệt trị đau mỏi vai gáy ĐÚNG CHUẨN
Châm cứu giảm đau mỏi vai gáy bên phải tốt nhất khi được thực hiện bởi các chuyên viên Y học cổ truyền
3.3. Thực hiện lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh luôn là điều kiện tiên quyết, cần phải thực hiện đầu tiên trong mọi mục tiêu hướng tới chấm dứt bệnh. Với các điểm tối thiểu phải thực hiện, như sau:
Chế độ ăn uống:
- Ăn đầy đủ các chất, từ các thực phẩm tự nhiên. Đặc biệt bổ sung: các vitamin B - C - D - E; các khoáng chất đa lượng như Canxi - chắc khỏe xương, Kali - duy trì chất lỏng trong các tế bào, dẫn truyền chất thần kinh và chức năng cơ bắp…; khoáng chất vi lượng Sắt - cung cấp oxy cho cơ bắp và hỗ trợ tăng sinh hormone giảm đau.
- Thực phẩm cần tránh: Tránh đồ dầu mỡ nhiều chất béo, tránh đồ ngọt nhiều đường.
- Tránh các chất kích thích: Tránh rượu bia, thuốc lá,... bởi nó gây hại cho toàn bộ cơ thể (suy kiệt chức năng của tế bào, hủy hoại tế bào).
Xương chắc khỏe hỗ trợ cơ, tránh co thắt
Chế độ vận động:
- Sinh hoạt làm việc đúng tư thế.
- Tránh hoạt động với cường độ cao, quá mức chịu đựng của cơ thể.
- Hạn chế nằm/ ngồi quá lâu trong một tư thế.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để phục hồi - nâng cao - duy trì thể trạng khỏe mạnh. Thể dục đơn giản như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, thiền/ yoga,...
Chế độ nghỉ ngơi:
- Chia khoảng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nghỉ ngơi sao cho thật thoải mái, không phải là nằm gục ngay trên bàn gây cong vẹo cột sống.
- Nghỉ ngơi thư giãn thật sâu để cơ thể tự tăng sinh hormone hạnh phúc.
Xây dựng các thói quen lành mạnh chính là biện pháp chữa trị và phòng ngừa đau mỏi vai gáy bên phải
Bài viết vừa rồi đã trình bày chi tiết cơ chế bệnh sinh - nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau mỏi vai gáy bên phải. Từ đó, đề xuất các giải pháp điều trị bệnh đau mỏi vai gáy như điều trị bằng thuốc Tây y - Đông y, bằng Ghế massage Y tế Vật lý Trị liệu,... Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích, giúp thuyên giảm tình trạng đau mỏi vai gáy bên phải.