3 nguyên nhân chính gây đau mỏi vai gáy và giải pháp điều trị tương ứng

3 nguyên nhân chính gây đau mỏi vai gáy và giải pháp điều trị tương ứng
Nội dung bài viết

    Vận động quá sức/ hoạt động sai tư thế

    Vận động quá sức/ hoạt động sai tư thế là nguyên nhân cốt lõi gây đau mỏi vai gáy

    1. Nguyên nhân cơ học

    Các nguyên nhân cơ học gây nên cơn đau vai gáy cấp tính, có thể biến mất sau vài ngày.

    1.1. Đau do hoạt động quá sức

    Đối tượng thường gặp vấn đề đau vai gáy do hoạt động quá sức:

    • Người phải làm việc với một tư thế trong thời gian dài sẽ gây áp lực cho xương cột sống hoặc cơ căng quá mức. Ví dụ như: nhân viên văn phòng/ thợ may/ lái xe ngồi nhiều, công nhân công xưởng đứng/ ngồi hàng giờ hàng ngày tại một khâu trong dây chuyền sản xuất…
    • Người lao động chân tay phải mang vác vật nặng quá sức.
    • Vận động viên chuyên nghiệp tập luyện với cường độ cao.

    Triệu chứng: 

    • Cơn đau cứng cơ, nhức khi cử động, xuất hiện vào sáng sớm sau khi ngủ dậy, đau tại chỗ. 
    • Đau thường thuyên giảm sau vài ngày, nhưng cũng có thể kéo dài và trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh không điều chỉnh mức độ, tần suất làm việc.
    • Trong trường hợp vận động mạnh kèm sai tư thế sẽ gặp phải chấn thương (nhẹ là cong vẹo cột sống, lệch cấu trúc xương và nặng là gãy xương).

    Cơ chế gây đau: Lao động/ tập luyện quá sức hay vận động mạnh đột ngột khiến căng cơ, giãn gân và dây chằng quá mức. Đứng/ ngồi tại một tư thế cả ngày, ít vận động sẽ gây nên áp lực quá lớn cho phần cột sống và các cơ cổ vai gáy nâng đỡ đầu cổ. Các áp lực này sẽ gây ra các cơn co cứng cơ, khiến việc cử động cổ vai gáy bị hạn chế. Ít vận động cũng thường là nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị đau mỏi vai gáy.

    Giải pháp điều trị giảm đau tại chỗ và phòng ngừa biến chứng nặng

    • Chườm lạnh/ chườm nóng: Chườm lạnh giúp giảm sưng đau hiệu quả. Chườm nóng giúp tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ, giảm triệu chứng. Có thể kết hợp cả hai để tăng hiệu quả.
    • Xoa bóp, massage: Thư giãn, giảm căng cơ.
    • Bài tập cổ vai gáy rất có lợi cho người ngồi một chỗ, ít vận động. Mục đích của bài tập tăng độ đàn hồi, tăng độ linh hoạt dẻo dai, tăng sức mạnh cho cơ cổ vai gáy.
    • Điều chỉnh lại cường độ làm việc phù hợp với thể trạng.

    Vận động thể thao tốt cho sức khỏe

    Vận động thể thao tốt cho sức khỏe, nhưng vận động quá sức sẽ gây đau mỏi vai gáy

    1.2. Đau do hoạt động sai tư thế

    Đối tượng thường gặp vấn đề đau mỏi vai gáy do hoạt động sai tư thế: Đặc thù công việc đứng/ ngồi làm việc tại chỗ trong thời gian dài (nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may,...)

    Triệu chứng: Co cứng cục bộ, đột ngột, đau mỏi, nhức nhối, tê bì khó chịu, đau khi ngồi làm việc kéo dài.

    Cơ chế gây đau: Việc ngồi còng lưng, ngồi/ đứng cong vẹo, nằm gục trên bàn, nằm ngủ không trở mình,… khiến mạch máu bị chèn ép, máu khí kém lưu thông, thiếu nguồn nuôi dưỡng mô cơ. Sau đó mô cơ sẽ bị đầu độc, gây nhức cơ bởi các acid lactic hình thành trong môi trường yếm khí. Ngoài ra, khi sai tư thế, vị trí đầu cổ lệch khỏi đường trục cột sống, khiến các cơ gân và dây chằng phải gắng sức để nâng đỡ đầu cổ. Căng mô cơ quá mức sẽ gây đau nhức, khiến nhiều người không biết làm sao hết đau mỏi vai gáy.

    Hoạt động quá sức, hoạt động sai tư thế kéo dài

    Hoạt động quá sức, hoạt động sai tư thế kéo dài sẽ dẫn đến các bệnh lý xương khớp mãn tính

    Giải pháp điều trị và phòng ngừa biến chứng nặng

    • Chườm nóng, chườm lạnh, massage, xoa bóp giảm đau triệu chứng.
    • Vận động thường xuyên: Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu. Trong trường hợp bạn là nhân viên văn phòng nên đứng lên vận động sau khoảng 60 phút ngồi làm việc..
    • Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý với tư thế thoải mái, không nên nằm gục trên bàn.
    • Điều chỉnh lại tư thế khi đứng/ ngủ/ ngồi: Đi đứng ngồi thẳng lưng. Khi ngủ nên nằm nghiêng, nằm ngửa để tránh đau mỏi, không nên nằm sấp. Tạo môi trường làm việc thoải mái với những chiếc ghế có tựa lưng.
    • Ghế massage tự động: Một liệu trình massage tự động, mỗi ngày chỉ mất khoảng 30 phút nhưng sẽ cải thiện lưu thông vi tuần hoàn. Ghế massage toàn thân vừa giúp giảm đau, thư giãn, giải tỏa căng thẳng, vừa giúp nâng cao sức khỏe.

    Ghế massage toàn thân Maxcare Max686pro điều khiển giọng nói 2 trong 1 vừa là ghế massage lại vừa là ghế sofa với 12 chương trình massage tự động. Đặc biệt nhất là Massage trị liệu thần kinh cột sống - một chương trình Nắn chỉnh thần kinh cột sống giúp kích thích khả năng tự hồi phục của cơ thể. Duy trì một cột sống khỏe mạnh là nền tảng cho sức khỏe toàn diện. Max686pro còn mang một màu sắc thời thượng và kích thước nhỏ gọn thích hợp cho cả không gian nhỏ hẹp. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều mẫu ghế massage khác tại MaxCare Home.

    Max686Pro là mẫu ghế massage mới nhất của Maxcare Home với tính năng ưu việt

    Max686Pro là mẫu ghế massage mới nhất của Maxcare Home với tính năng ưu việt

    1.3. Đau do gặp chấn thương

    Đối tượng thường gặp vấn đề đau mỏi vai gáy do chấn thương vùng cổ vai gáy trong sinh hoạt, khi chơi thể thao, gặp tai nạn giao thông,...

    Triệu chứng: Gặp khó khăn khi vận động cổ vai, cơn đau có thể dữ dội, đau lan sang vùng khác.

    Cơ chế gây đau: Tổn thương mô mềm gồm rách cơ, gân và dây chằng. Mảnh xương bị gãy đâm vào mô và hoại tử, viêm nhiễm dẫn tới nhiều cơn đau nhức, co thắt cơ bắp… Chấn thương làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý xương khớp mãn tính.

    Giải pháp điều trị và phòng ngừa biến chứng tổn thương vĩnh viễn tủy sống và dây thần kinh

    • Vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia để khôi phục lại khả năng vận động, tránh tình trạng liệt.
    • Thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ (không nên tự mua thuốc uống bởi nó còn liên quan đến các tổ chức khác đang bị chấn thương)

    Chấn thương là nguyên nhân gián tiếp gây nên cơn đau nhức

    Chấn thương là nguyên nhân gián tiếp gây nên cơn đau nhức cổ vai gáy và lưng

    2. Nguyên nhân bệnh lý

    Nguyên nhân bệnh lý thường liên quan đến sự sai lệch vị trí/ các cấu trúc bất thường tại xương gây cơn đau mãn tính.

    2.1. Thoái hóa cột sống

    Đối tượng thường gặp thoái hóa đốt sống cổ:

    • Đa số gặp ở người trung niên trên 40 tuổi do xương khớp bị lão hóa tự nhiên.
    • Sinh hoạt/ làm việc sai tư thế khiến cấu trúc xương bị lệch.
    • Dung nạp thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ dẫn tới thừa cân béo phì gây áp lực lớn cho xương, nguy cơ thoái hóa cao.

    Triệu chứng: Cứng cổ, đau mỏi gáy sau giấc ngủ đêm. Đau lan sang vùng khác (kéo dài từ gáy lan sang tai, cổ; lên lên đầu; lan xuống bả vai, cánh tay) thỉnh thoảng bị vẹo cổ. Cơn đau có thể kéo dài vài tháng hoặc liên tục tái phát, suy giảm khả năng vận động.

    Cơ chế gây đau: Bệnh phát triển âm thầm do lão hóa, thoái hóa, cột sống bị hao mòn. Khi đó các gai tăng sinh để hỗ trợ nâng đỡ cột sống nhưng lại chèn ép vào các rễ thần kinh ở vai gáy gây đau nhức mỏi. Đĩa đệm (miếng lót giữa các đốt sống) bị khô và co lại. Điều này khiến các đốt sống tiếp xúc với nhau khiến việc vận động kém linh hoạt, dẻo dai.

    Hẹp đĩa đệm chồi xương hình thành

    Hẹp đĩa đệm chồi xương hình thành

    Giải pháp: kết hợp điều trị Thoái hóa cột sống bằng nhiều phương pháp

    Điều trị Y học cổ truyền Bài thuốc dân gian: thường chỉ mang tác dụng giảm đau tại chỗ. Tham khảo thêm 10+ mẹo dân gian chữa đau mỏi vai gáy tại nhà hiệu quả.
    Bấm huyệt: Điều trị giảm đau mà không mà không dùng thuốc hóa học tổng hợp (tránh các tác dụng không mong muốn là suy giảm chức năng gan, suy thận). Bấm huyệt không chỉ giảm đau mà còn lưu thông tuần hoàn khí huyết, tăng trao đổi chất, tăng tiết các chất nội sinh (hormone hạnh phúc, hormone giảm đau, dịch bôi trơn khớp,...) nâng cao sức khỏe toàn cơ thể. Tham khảo thêm Cách bấm huyệt trị đau mỏi vai gáy ĐÚNG CHUẨN
    Điện châm - kích thích vào huyệt đạo nhưng mang lại hiệu quả lan rộng hơn bấm huyệt nhờ dòng điện dẫn truyền. Phương pháp này có khả năng thay đổi tín hiệu đau, kích thích các dây thần kinh cảm giác, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tham khảo thêm 6+ điều bạn cần biết về phương pháp châm cứu đau mỏi vai gáy
    Điều trị tại nhà Ghế matxa toàn thân: Tích hợp cả bấm huyệt, điện châm, vật lý trị liệu trong chương trình massage tự động đem lại lợi ích vượt trội. Ghế massage được tối ưu bởi trí tuệ nhân với khả năng định vị huyệt đạo, cảm biến điểm đau. Đi kèm với đó là con lăn 4D massage sâu, rộng, chân thực. Ghế massage không chỉ cải thiện cơn đau mỏi vai gáy mà còn thư giãn sâu cơ bắp toàn cơ thể, giúp tinh thần trở lên vui vẻ, sảng khoái (ăn ngon, ngủ ngon, làm việc hiệu quả).
    Thể dục thể thao: Vận động linh hoạt các khớp, tăng tiết chất nội sinh tốt cho sức khỏe, tăng miễn dịch. Tham khảo thêm 16+ Bài tập chuyên sâu giảm đau nhức mỏi cổ vai gáy từ chuyên gia
    Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung nhiều thực phẩm chứa khoáng chất kali, canxi, vitamin D B C E để cho xương chắc khỏe. Tránh đồ dầu mỡ, thức ăn nhanh để kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân béo phì.
    Điều trị chuyên khoa Điều trị nội khoa giảm đau gần như lập tức: Miếng dán salonpas, thuốc bôi giảm đau, cồn thuốc xoa bóp. Uống thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ.
    Vật lý trị liệu: Trị liệu bằng nhiệt độ, ánh sáng. Xoa bóp giảm đau; kéo giãn tăng độ đàn hồi linh hoạt, tăng sức mạnh cho cơ vùng vai gáy.
    Phẫu thuật chỉnh hình là giải pháp cuối cùng khi thực hiện các phương pháp trên mà tình trang đau nhức vai gáy không có tiến triển tích cực. Phẫu thuật loại bỏ 1 số đĩa đệm hay đốt sống.

    Ghế massage toàn thân phiên bản cao cấp sẵn sàng hỗ trợ tính năng Y tế

    Ghế massage toàn thân phiên bản cao cấp sẵn sàng hỗ trợ tính năng Y tế Vật lý trị liệu - điều trị nguyên nhân đau mỏi vai gáy

    2.2. Vôi hóa đốt sống cổ/ vôi hóa cột sống

    Đối tượng thường gặp vấn đề đau mỏi vai gáy do vôi hóa:

    • Người trung niên trên 40 tuổi, xương khớp dần bị lão hóa.
    • Người lười vận động hay vận động sai tư thế/ vận động quá sức đều dẫn tới kém lưu thông, tế bào thiếu chất. Lâu ngày dẫn đến thoái hóa.
    • Người thừa canxi, lắng đọng bất thường.

    Triệu chứng:

    • Đau lưng, cứng các khớp cổ gáy. Đau nhức mỏi cổ tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
    • Nhức ở bả vai và lan xuống cánh tay. Cảm giác tê bì bàn tay, bàn chân do bệnh đã ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến teo cơ.
    • Đau kéo dài dai dẳng hoặc theo chu kỳ.

    Cơ chế gây đau: Quá trình vôi hóa đốt sống làm lắng đọng canxi tại các dây chằng nối giữa thân đốt sống và các mấu ngang của cột sống. Điều này khiến cột sống cũng bị vôi hóa và hình thành các gai xương chèn ép dây thần kinh/ mạch máu. Cuối cùng gây cơn đau nhức trong cơ, gây khó khăn khi hoạt động.

    Giải pháp: Kết hợp điều trị bằng nhiều phương pháp, trị liệu tương tự như bệnh thoái hóa cột sống, trong đó Phẫu thuật nhằm cắt bỏ các gai xương và giải phóng các dây thần kinh khỏi chèn ép.

    Thoái hóa cột sống và vôi hóa đốt sống

    Thoái hóa cột sống và vôi hóa đốt sống là bệnh lý xương khớp thường gặp nhất - nguyên nhân đau mỏi vai gáy

    2.3. Rối loạn chức năng thần kinh

    Đối tượng thường gặp vấn đề đau mỏi vai gáy do rối loạn chức năng thần kinh:

    • Người sinh hoạt/ làm việc sai tư thế hoặc quá sức trong thời gian dài.
    • Lão hóa tự nhiên: Người già xương khớp thoái hóa.
    • Người thừa cân béo phì dễ bị thoái hóa đốt sống chèn ép dây thần kinh.

    Triệu chứng: 

    • Tê cứng cổ (đặc biệt khi vừa ngủ dậy). Đau dữ dội khi vận động mạnh.
    • Khó khăn khi quay cổ sang trái sang phải hay đau khi cúi xuống, ngước lên.
    • Đau lan sang vùng khác như tê tay, rối loạn cảm giác các chi, đau dây thần kinh vai gáy.
    • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

    Cơ chế gây đau: Khi các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo giãn quá mức sẽ gây nên những cơn đau mỏi. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ, không thể tập trung làm việc và dễ xúc động.

    Giải pháp: kết hợp điều trị bằng nhiều phương pháp (tương tự như điều trị thoái hóa cột sống nhưng không cần thực hiện phẫu thuật chỉnh hình)

    Bệnh lý rễ thần kinh cột sống

    Bệnh lý rễ thần kinh cột sống - nguyên nhân đau mỏi vai gáy

    2.4. Rối loạn khớp bả vai - lồng ngực

    Triệu chứng: Bắt gặp cơn đau thường xuyên, nhưng giảm bớt ngay khi điều chỉnh lại khớp vai (ưỡn ngực và đẩy hai vai ra phía sau)

    Cơ chế gây đau: Khi sinh hoạt/ làm việc tác động mạnh hoặc tạo áp lực quá lớn lên vùng bả vai trong thời gian khiến các cơ phải gồng, căng cứng quá mức gây đau mỏi bên trong bả vai.

    Giải pháp: kết hợp điều trị bằng nhiều phương pháp (điều trị tương tự như mục thoái hóa cột sống nhưng không cần chỉ định phẫu thuật chỉnh hình)

    2.5. Viêm bao khớp vai

    Viêm bao hoạt dịch khớp vai có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt xảy ra với người làm việc liên quan nhiều đến chuyển động lặp đi lặp lại khớp bả vai: người chơi bóng chày, họa sĩ, thợ mộc, quần vợt,...

    Triệu chứng: 

    • Đau nhức xung quanh vùng ngoài vai hay đầu vai, trầm trọng hơn khi về đêm (sưng đỏ kèm sốt trong tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn).
    • Cơn đau diễn biến kéo dài trong vài tháng, tái phát thành từng đợt kèm đau dữ dội.

    Cơ chế gây đau: Bao hoạt dịch (túi chứa chất lỏng) - lớp đệm giảm ma sát giữa xương và mô liên kết. Chất lỏng trong bao hoạt dịch tụ lại thành chùm gây viêm khi gặp chấn thương hoặc vận động quá sức.

    Giải pháp: kết hợp điều trị bằng nhiều phương pháp (tương tự phương pháp điều trị trong mục thoái hóa cột sống, tuy nhiên không cần phẫu thuật)

    Viêm là nguyên nhân đau mỏi vai gáy

    Viêm bao khớp vai, viêm bao gân, viêm vai gáy, dính khớp bả vai,... là nguyên nhân đau mỏi vai gáy

    3. Nguyên nhân khác

    Các nguyên nhân đau mỏi vai gáy khác ngoài nguyên nhân cơ học và bệnh lý cũng chỉ là cơn đau cấp tính. Tình trạng đau thường không kéo dài quá 7 ngày, tuy nhiên có thể xảy ra vài đợt trong một năm.

    3.1. Nhiễm lạnh

    Khi bạn ngồi phòng điều hòa quá lâu, tắm nước lạnh,… cơ thể sẽ bị nhiễm lạnh gây co mạch, tắc nghẽn khí huyết. Đặc biệt, nhiễm lạnh có triệu chứng đau nhức tại các khớp. Tình trạng này kéo dài, dây thần kinh không được nuôi dưỡng, khiến các triệu chứng nhức mỏi cổ gáy này càng nặng hơn.

    Giải pháp điều trị 

    • Làm ấm cơ thể: Uống trà gừng làm ấm cơ thể. Chủ động giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm lạnh.
    • Giảm đau tại chỗ: Sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn hoặc xoa bóp giảm đau, chườm nóng/ chườm lạnh.

    Khí lạnh gây co mạch, thiếu máu và dịch nuôi xương khớp

    Khí lạnh gây co mạch, thiếu máu và dịch nuôi xương khớp gây co cứng vai gáy, đau nhức khó chịu

    3.2. Thiếu dinh dưỡng

    Triệu chứng:

    • Cơ bị co giật, co cứng, đau và tê. Cử động khó khăn do yếu cơ.
    • Xương dễ bị tổn thương, dễ gãy.

    Cơ chế gây đau: Cơ thể có khả năng hấp thụ kém hoặc trong chế độ ăn hàng ngày thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là canxi. Việc này dẫn đến xương không được nuôi dưỡng chắc khỏe. Thiếu chất khiến các dây thần kinh ngoại biên hoạt động kém, giảm khả năng dẫn truyền tín hiệu từ não, tủy sống đến mô cơ. Điều này khiến việc điều khiển các cơ trở lên khó khăn, các cơ yếu đi và teo dần kèm theo biểu hiện co giật và co cứng.

    Giải pháp điều trị 

    • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Bạn cần biết đau mỏi vai gáy thiếu chất gì trước khi điều chỉnh. Thông thường, bổ sung nhiều vitamin B/C/D và khoáng chất Kali, Canxi… Vitamin giúp tăng sinh kháng thể, tăng sinh biểu mô, tránh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Vitamin D hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi chắc khỏe xương. Kali giúp cân bằng điện giải, duy trì hoạt động bình thường của hệ cơ, giảm co cứng cơ.
    • Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn tăng cường thể chất, nâng cao miễn dịch, hỗ trợ cải thiện quá trình hấp thu và trao đổi chất.
    • Massage xoa bóp vùng cơ co cứng để giảm đau cứng.

    3.3. Đau do thời tiết

    Triệu chứng: Triệu chứng đau đột ngột diễn ra, đau nhức dữ dội, khó vận động, phổ biến và điển hình, dễ nhận biết nhất ở những người đang mắc các bệnh xương khớp thoái hóa, thấp khớp,...

    Cơ chế gây đau: Thời tiết bất thường, thời tiết giao mùa, lạnh đột ngột, áp suất không khí giảm. Khi đó, mạch máu co lại để giữ nhiệt cho cơ thể, làm giảm khả năng vận chuyển oxy vào máu để đi nuôi dưỡng mô cơ.

    Giải pháp điều trị 

    • Giảm đau tại chỗ bằng các tác động vật lý: xoa bóp, massage, chườm nóng/ chườm lạnh.
    • Giảm đau tại chỗ bằng thuốc bôi, cồn thuốc xoa bóp, bài thuốc dân gian.
    • Uống các thuốc giảm đau chống viêm không kê đơn (lưu ý không lạm dụng).

    Khi trời lạnh, hàn khí dễ xâm nhập vào cơ thể

    Khi trời lạnh, hàn khí dễ xâm nhập vào cơ thể, khiến khí huyết ứ trệ gây đau nhức mệt mỏi

    3.4. Dị tật bẩm sinh vùng cổ vai

    Đối tượng thường gặp vấn đề đau mỏi vai gáy: Người bị dị tật bẩm sinh vùng cổ vai gáy.

    Triệu chứng: Đau kéo dài liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm. Vẹo cổ có thể gây mặt lép, đầu méo hoặc bị vẹo cột sống.

    Cơ chế gây đau: Bẩm sinh đã có những bất thường trong cấu trúc xương chèn ép lên dây chằng, dây thần kinh, mạch máu hay đâm vào tổ chức mô cơ. Trường hợp khác, vẹo cổ bẩm sinh do cơ một bên bị ngắn lại làm đầu nghiêng về cùng bên và cằm xoay sang bên kia.

    Giải pháp điều trị 

    • Phát hiện sớm và vật lý trị liệu/ nẹp cổ: Mục đích của các bài tập là để kéo giãn, nắn chỉnh, điều chỉnh tư thế.
    • Chỉ định phẫu thuật khi không có tiến triển sau 6 tháng kéo giãn bằng tay.

    >>> Viêm xoang gây đau mỏi vai gáy cũng là hiện tượng thường gặp. Xem cách chữa trị ngay!

    Vẹo cổ - dị tật bẩm sinh phổ biến vùng cổ vai gáy

    Vẹo cổ - dị tật bẩm sinh phổ biến vùng cổ vai gáy 

    Nắm được nguyên nhân đau mỏi vai gáy là điều tối quan trọng để điều trị dứt điểm cơn đau. Từ nguyên nhân sẽ có phác đồ điều trị tương ứng với mỗi bệnh. Nếu các giải pháp được đề xuất trong bài viết trên hữu ích với bạn, hãy chia sẻ đến với người thân của bạn nhé.

     

    Copyright © 2022 Maxcare Corporation. All rights reserved. Giấy phép ĐKKD số 0102685345 do Sở KHĐT TP.HN cấp ngày 02/01/2019