Đau mỏi vai gáy thiếu chất gì? Cách bổ sung dưỡng chất cho người bệnh

Đau mỏi vai gáy thiếu chất gì? Cách bổ sung dưỡng chất cho người bệnh
Nội dung bài viết

    Đau mỏi vai gáy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bệnh lý cơ xương khớp, thói quen xấu trong sinh hoạt và vận động, chấn thương, nhiễm lạnh,... Ngoài ra, thiếu hụt dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân quan trọng của đau mỏi vai gáy. Vậy đau mỏi vai gáy thiếu chất gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

    1. Thiếu chất gì gây đau mỏi vai gáy?

    Đau mỏi vai gáy có thể xuất phát từ việc thiếu hụt các vi chất quan trọng cho xương khớp và quá trình chuyển hóa như Canxi, Magie, Vitamin B, C, D. Cụ thể:

    1.1. Vitamin B

    Tình trạng thiếu các Vitamin nhóm B, đặc biệt là các Vitamin B1, B6, B12 có thể gây đau mỏi vai gáy.

    • Vitamin B1: Vitamin B1 giúp tăng cường hoạt động cơ bắp và nuôi dưỡng hệ thần kinh của cơ thể. Thiếu Vitamin B1 có thể gây đau mỏi vai gáy do khiến các cơ bắp vùng vai gáy hoạt động kém, yếu ớt, dễ bị co cứng và gây tổn thương hệ thần kinh. Ngoài đau mỏi vai gáy, biểu hiện thường thấy của thiếu Vitamin B1 là mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, tình thần bất ổn, tê bì tay chân,....
    • Vitamin B6: Vitamin B6 giúp cơ thể tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng và xúc tác cho các quá trình chuyển hóa. Vì vậy, thiếu Vitamin B6 có thể gây khởi phát bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên, dẫn đến đau mỏi vai gáy. Đau mỏi vai gáy do thiếu Vitamin B6 thường đi kèm với ngứa ran, đau chi, buồn bực, khó chịu, môi khô nứt nẻ và phát ban da.
    • Vitamin B12: Đây là loại Vitamin thiết yếu cho quá trình tạo máu và nuôi dưỡng các tế bào thần kinh. Thiếu Vitamin B12 có thể khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng: dây thần kinh ngoại vi vùng vai gáy hoạt động yếu hơn kết hợp với giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng dẫn tới tê bì, đau mỏi vai gáy. Biểu hiện của tình trạng này là đau nhói, châm chích vai gáy đi kèm yếu cơ, suy nhược cơ thể, da nhợt nhạt, rối loạn tiêu hóa và khó thở,...

    Thiếu hụt các Vitamin nhóm B như B1, B6 và B12 có thể dẫn đến đau mỏi vai gáy

    Thiếu hụt các Vitamin nhóm B như B1, B6 và B12 có thể dẫn đến đau mỏi vai gáy

    1.2. Canxi

    Canxi tham gia vào cấu tạo hệ xương khớp và dẫn truyền thần kinh cơ. Do vậy, thiếu Canxi rất dễ gây nên các tình trạng yếu xương khớp, gây co giật, co thắt cơ bắp bất thường và làm tăng tiến triển của tình trạng thoái hóa xương khớp - nguyên nhân phổ biến của đau mỏi vai gáy. 

    Biểu hiện thường thấy của tình trạng thiếu Canxi bên cạnh đau mỏi vai gáy là sâu răng, khô da, yếu và gãy móng tay, chóng mặt và loãng xương.

    Thiếu Canxi làm tăng tiến triển của tình trạng thoái hóa xương khớp - nguyên nhân phổ biến của đau mỏi vai gáy

    Thiếu Canxi làm tăng tiến triển của tình trạng thoái hóa xương khớp - nguyên nhân phổ biến của đau mỏi vai gáy

    1.3. Magie

    Magie là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể người với vai trò thúc đẩy hấp thu Calci, hình thành tế bào xương và hạn chế loãng xương. Magie còn tham gia dẫn truyền thần kinh cơ, điều hòa chức năng cơ bắp, giúp giảm stress, căng thẳng. 

    Thiếu Magie sẽ gây đau mỏi vai gáy do làm giảm hấp thu Canxi và rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ, gây chuột rút, co giật, co cứng cơ vai gáy. Đau mỏi vai gáy do thiếu Magie có thể đi kèm với các triệu chứng khác như ngứa ran, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn nhịp tim, trầm cảm,...

    Thiếu Magie sẽ gây đau mỏi vai gáy do làm giảm hấp thu Canxi và rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ

    Thiếu Magie sẽ gây đau mỏi vai gáy do làm giảm hấp thu Canxi và rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ

    1.4. Vitamin D

    Vitamin D có vai trò hỗ trợ quá trình hấp thụ Calci trong cơ thể diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, thụ thể của Vitamin D trong các tế bào thần kinh còn có thể cảm nhận cảm giác đau và tham gia dẫn truyền tín hiệu đau. 

    Thiếu Vitamin D có thể khiến cơ thể không hấp thụ đủ Canxi, dẫn tới yếu mỏi và suy nhược cơ, loãng xương, co cứng và đau cơ xương, trong đó có cơ xương vùng vai gáy. Tình trạng này thường kết hợp với các triệu chứng như mệt mỏi, rụng tóc, co cứng các chi và dễ bị nhiễm trùng. 

    Thiếu Vitamin D gây đau nhức và suy nhược cơ xương vai gáy

    Thiếu Vitamin D gây đau nhức và suy nhược cơ xương vai gáy

    1.5. Vitamin C

    Vitamin C tham gia vào vào quá trình sản xuất Collagen, giúp tăng cường cấu trúc và sức mạnh của cơ, gân, xương, da. Do đó thiếu Vitamin C sẽ gây ra các thay đổi về cấu trúc collagen, gây giòn xương, tăng nguy cơ yếu cơ và xương khớp kém. 

    Tình trạng này kéo dài khiến các khớp và cơ bắp vùng vai gáy dễ bị tổn thương, hay bị co cứng, chuột rút và đau mỏi, ảnh hưởng tới vận động vùng vai gáy. Ngoài biểu hiện đau mỏi vai gáy, thiếu Vitamin C thường có các biểu hiện da dẻ khô, sần sùi, dễ bầm tím, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng,...

    Thiếu Vitamin C sẽ gây ra các thay đổi về cấu trúc collagen và xương khớp dẫn đến đau mỏi vai gáy

    Thiếu Vitamin C sẽ gây ra các thay đổi về cấu trúc collagen và xương khớp dẫn đến đau mỏi vai gáy

    >>> Có thể bạn sẽ quan tâm:

    2. Bổ sung các dưỡng chất trên như thế nào để giảm đau mỏi vai gáy?

    Để giảm thiểu nguy cơ và điều trị đau mỏi vai gáy, việc bổ sung các dưỡng chất bị thiếu hụt kể trên là rất cần thiết. Người bệnh không biết đau mỏi vai gáy phải làm sao có thể tham khảo các gợi ý sau đây để bổ sung dinh dưỡng:

    2.1. Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu giàu Vitamin B1, B6

    Các chuyên gia khuyến nghị mỗi ngày nên bổ sung 1 - 1,4mg Vitamin B1 1,3 - 2mg Vitamin B6.

    Người bệnh có thể tham khảo các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt giàu các loại Vitamin này như sau:

    Thực phẩm

    Hàm lượng Vitamin B1/ 100g thực phẩm

    Hàm lượng Vitamin B6/ 100g thực phẩm

    Gạo lứt

    0.34mg

    0.62mg

    Yến mạch

    0.46mg

    0.1mg

    Đậu xanh

    0.72mg

    0.382mg

    Đậu đen

    0.50mg

    0.286mg

    Cách bổ sung:

    • Ngũ cốc nguyên hạt: Người bệnh có thể sử dụng như nguồn tinh bột thay cơm trong bữa ăn hàng ngày.
    • Các loại đậu: Người bệnh nên có thể ăn chè đậu, súp, cháo đậu hoặc thêm vào salad,...

    Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu giúp bổ sung Vitamin B1 và B6 cho người đau mỏi vai gáy

    Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu giúp bổ sung Vitamin B1 và B6 cho người đau mỏi vai gáy

    2.2. Thịt và trứng bổ sung Vitamin B12

    Liều khuyến cáo mỗi ngày của Vitamin B12 là 2,4mcg ở người bình thường2,6 - 2,8 mcg ở phụ nữ có thai và cho con bú.

    Trứng và các loại thịt là nguồn bổ sung Vitamin B12 phổ biến và lành mạnh người bệnh có thể áp dụng.

    Thực phẩm

    Hàm lượng Vitamin B12 / 100g thực phẩm

    Trứng

    1.29mcg

    Thịt bò

    3.05mcg

    Thịt heo

    0.84mcg

    Thịt gà

    0.31mcg

    Cách bổ sung:

    • Trứng: Người bệnh nên ăn trứng luộc, hấp thay vì chiên rán để hạn chế dầu mỡ.
    • Các loại thịt: Người bệnh có thể chế biến nhiều món ăn ngon từ thịt như rang, xào, hầm với các loại rau củ,... 

    Bổ sung Vitamin B12 từ thịt và trứng giúp cải thiện đau mỏi vai gáy cho người bệnh

    Bổ sung Vitamin B12 từ thịt và trứng giúp cải thiện đau mỏi vai gáy cho người bệnh

    2.3. Sữa và cá biển giàu Canxi 

    Trung bình, người trưởng thành cần bổ sung khoảng 1000mg Canxi mỗi ngày.

    Một số thực phẩm giàu Canxi cho người đau mỏi vai gáy:

    Thực phẩm

    Hàm lượng Canxi / 100g thực phẩm

    Sữa tươi

    125mg

    Sữa hạnh nhân

    158mg

    Cá hồi

    9mg

    Cá trích

    74mg

    Cách bổ sung:

    • Sữa: Người bệnh có thể uống 2 - 3 ly sữa mỗi ngày.
    • Cá biển: Một số cách chế biến: Cá kho, cá hồi sốt cam, cá hấp,...

    Người bệnh có thể uống sữa để bổ sung Canxi cho cơ thể

    Người bệnh có thể uống sữa để bổ sung Canxi cho cơ thể

    2.4. Các loại hạt giàu Magie

    Nhu cầu Magie đối với một người trưởng thành là 350 - 400mg/ ngày.

    Một số loại hạt giàu Magie mà người bệnh có thể tham khảo:

    Thực phẩm

    Hàm lượng Magie / 100g thực phẩm

    Hạnh nhân

    270mg

    Hạt điều

    292mg

    Hạt bí

    262mg

    Đậu phộng

    168mg

    Cách bổ sung các loại hạt:

    • Ăn trực tiếp các loại hạt rang
    • Sữa chua hạt
    • Thêm các loại hạt vào salad

    Cung cấp đầy đủ Magie cho cơ thể hàng ngày bằng các loại hạt

    Cung cấp đầy đủ Magie cho cơ thể hàng ngày bằng các loại hạt

    2.5. Bổ sung Vitamin D từ đậu nành và dầu cá

    Mỗi ngày, theo khuyến cáo của Viện Y học Hoa Kỳ, người trưởng thành nên bổ sung 800IU Vitamin D

    Thực phẩm giàu Vitamin D tốt cho người đau mỏi vai gáy:

    Thực phẩm

    Hàm lượng Vitamin D/ 100g thực phẩm

    Dầu cá

    216IU

    Đậu nành

    49IU

    Cách bổ sung:

    • Dầu cá: Có trong các thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá mòi, dầu gan cá,...
    • Đậu nành: Người bệnh có thể bổ sung bằng các sản phẩm chế biến từ đậu nành như: Sữa đậu nành, đậu hũ, bột đậu nành, tương bần,...

    Đậu nành là một nguồn thực phẩm chứa nhiều Vitamin D

    Đậu nành là một nguồn thực phẩm chứa nhiều Vitamin D

    2.6. Rau củ quả cung cấp Vitamin C 

    Theo khuyến cáo lượng Vitamin C cần bổ sung là 90mg/ ngày đối với nam và 75mg/ ngày đối với nữ

    Một số thực phẩm giàu Vitamin C mà người bệnh có thể bổ sung:

    Thực phẩm

    Hàm lượng Vitamin C/ 100g thực phẩm

    Ổi

    228.3mg

    Cam

    53.2mg

    Dâu tây

    58.8mg

    Ớt chuông

    80.4mg

    Súp lơ

    48.2mg

    Bông cải xanh

    89.2

    Cách bổ sung:

    • Trái cây: người bệnh có thể ăn trực tiếp hoặc uống nước ép trái cây.
    • Rau: Người bệnh nên chế biến rau luộc, hấp. Khi nấu thêm một ít muối và đậy nắp để giữ được nhiều Vitamin C trong rau nhất.

    Tham khảo thêm tại: Đau mỏi vai gáy nên ăn gì?

    Bổ sung đầy đủ Vitamin C mỗi ngày giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe

    Bổ sung đầy đủ Vitamin C mỗi ngày giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe

    3. Lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho người đau mỏi vai gáy

    Ngoài lựa chọn các nhóm thực phẩm bổ sung cần thiết, người bệnh đau mỏi vai gáy cũng cần chú ý những điều sau:

    • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ nhóm chất nào. Đặc biệt là các thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung,... Bởi nếu bổ sung không đúng cách, dư thừa dưỡng chất hoặc các hoạt chất tương tác với nhau đều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, đặc biệt là người bệnh đau mỏi vai gáy khi mang thai.
    • Hạn chế thực phẩm giàu Cholesterol, chất kích thích, thực phẩm gây giảm hấp thu dưỡng chất như đồ ăn chiên rán, thực phẩm đóng hộp, rượu, bia,... 
    • Đi khám bác sĩ khi gặp các dấu hiệu đau mỏi vai gáy bất thường như vị trí đau có dấu hiệu lan rộng, người bệnh mắc kèm thêm các triệu chứng tê bì, đau đầu, chóng mặt,...
    • Ngăn ngừa yếu tố nguy cơ của đau mỏi vai gáy bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế các tư thế sinh hoạt và vận động xấu, tăng cường tập luyện các bài tập giãn cơ, thể dục thể thao phù hợp.
    • Kết hợp các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà như chườm, massage xoa bóp, bấm huyệt,...

    Ngoài nguyên nhân do thiếu chất dinh dưỡng thì chế độ hoạt động, sinh hoạt, nghỉ ngơi thư giãn cũng ảnh hưởng nhiều tới tình trạng đau mỏi vai gáy. Vì vậy, các biện pháp hỗ trợ như sử dụng ghế matxa giúp cải thiện và phòng ngừa đau mỏi vai gáy hiệu quả.

    Một thương hiệu chuyên phân phối ghế massage nội địa Nhật chính hãng đó chính là Maxcare Home. Tại đây, người bệnh có thể yên tâm lựa chọn các dòng sản phẩm trị liệu, chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới như Inada, OHCO, Maxcare, D.Core. Đặc biệt có rất nhiều dòng sản phẩm được phát triển, nghiên cứu chuyên sâu cho người đau mỏi vai gáy cổ mà bạn có thể tham khảo như:

    Maxcare Home - địa chỉ đáng tin cậy để lựa chọn các sản phẩm ghế massage chăm sóc sức khỏe

    Maxcare Home - địa chỉ đáng tin cậy để lựa chọn các sản phẩm ghế massage chăm sóc sức khỏe

    Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Đau mỏi vai gáy thiếu chất gì?”. Bên cạnh bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm được nêu trên, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia để xây dựng được chế độ ăn phù hợp nhất cho người đau mỏi vai gáy.

    Liên hệ ngay tới hotline 0989 053 888 để được Maxcare Home giải đáp thắc mắc và tư vấn trực tiếp về các sản phẩm ghế massage nhé!

    Copyright © 2022 Maxcare Corporation. All rights reserved. Giấy phép ĐKKD số 0102685345 do Sở KHĐT TP.HN cấp ngày 02/01/2019