Đau mỏi vai gáy khi mang thai - nguyên nhân và các biện pháp hạn chế 

Đau mỏi vai gáy khi mang thai - nguyên nhân và các biện pháp hạn chế 
Nội dung bài viết

    Đau mỏi vai gáy khi mang thai xảy ra khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng mẹ bầu bị đau mỏi vai gáy không còn quá xa lạ với bất kỳ ai, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của các mẹ bầu. Tuy nhiên, mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm nên việc lựa chọn biện pháp điều trị hợp lý là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về đau mỏi vai gáy để mẹ bầu biết cách xử trí và phòng ngừa.

    1. Đau mỏi vai gáy khi mang thai là gì?

    Đau mỏi vai gáy là một tình trạng bệnh lý cơ xương khớp phổ biến ở mọi đối tượng, trong đó có phụ nữ mang thai. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Đau mỏi vai gáy có xu hướng tăng dần vào những tháng cuối của thai kỳ do nhiều thay đổi về thể chất và sinh lý của người mẹ. 

    Biểu hiện thường gặp nhất của đau mỏi vai gáy khi mang thai là đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Cơn đau có thể lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau. Mẹ bầu đau vai gáy thường không bị hạn chế vận động khớp nhưng có thể mắc kèm các triệu chứng như co cứng cơ, tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay, nặng hơn là yếu cơ, liệt cơ.

    Đau mỏi vai gáy có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào

    Đau mỏi vai gáy có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ

    2. Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy ở phụ nữ mang thai

    Đau mỏi vai gáy khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân sinh lý, bệnh lý, phổ biến có thể kể đến: 

    2.1. Thay đổi nội tiết tố

    Khi mang thai, mẹ bầu bị đau mỏi vai gáy, do cơ thể sẽ sản sinh Relaxin - một hormon có tác dụng làm giãn dây chằng và mô, nới lỏng các khớp xương và mô liên kết để phục vụ cho quá trình mang thai và sinh nở, bao gồm cả khớp xương và các mô vùng vai gáy. Hormon này tăng lên trong suốt thai kỳ khiến các khớp vai nới lỏng hơn và là nguyên nhân đau mỏi vai gáy.

    Bên cạnh đó, sự sụt giảm của hormon sinh sản Progesterone cũng gây mất cân bằng nội tiết tố và góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng đau vai gáy. 

    >>> Xem thêm: Đối phó với đau mỏi vai gáy hậu Covid - Chuyên gia tư vấn giải pháp

    Thay đổi nội tiết tố do mang thai

    Thay đổi nội tiết tố do mang thai có thể gây đau mỏi vai gáy

    2.2. Tư thế ngủ khi mang thai

    Trong 3 tháng giữa và cuối thay kỳ, các mẹ bầu thường được khuyến cáo ngủ nghiêng người về bên trái để cải thiện quá trình lưu thông máu đến nhau thai và hạn chế việc chèn ép các cơ quan nội tạng như gan. Song nếu ngủ nghiêng bên trái thường xuyên trong thời gian dài cũng có thể khiến vai gáy của mẹ bầu bị căng, cứng cơ và gây đau nhức.

    2.3. Tăng cân khi mang thai

    Sau 3 tháng đầu, thai nhi dần phát triển lớn cộng với chế độ bồi bổ khiến trọng lượng cơ thể mẹ bầu tăng lên, làm gia tăng áp lực lên cột sống và hệ xương khớp. Cột sống lúc này phải chịu nhiều áp lực hơn có thể dẫn đến những thay đổi về tư thế đốt sống cổ và cơ bắp ở lưng và cơ vai, gây kéo căng và đau mỏi vai gáy ở bà bầu.

    2.4. Ít vận động thể lực

    Cân nặng tăng nhanh cùng những khó chịu trong thai kỳ thường khiến các mẹ bầu ngại vận động, từ đó làm giảm độ linh hoạt của xương khớp và gây yếu cơ. Các cơ bắp không được hoạt động dễ bị co cứng, tác động gây đau nhức, đặc biệt là ở những mẹ bầu làm việc văn phòng thường ngồi nhiều và ít đi lại. Điều này cũng có thể là nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị đau mỏi vai gáy.

    Ít vận động trong quá trình mang thai có thể gây yếu cơ, co cứng cơ

    Ít vận động trong quá trình mang thai có thể gây yếu cơ, co cứng cơ và đau nhức vai gáy

    2.5. Mang thai ngoài tử cung

    Đau vai ở trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể trở thành dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của người mẹ và cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

    Mang thai ngoài tử cung có đặc điểm là phôi thai bám vào ngoài thành tử cung hoặc trong các ống dẫn trứng, dễ vỡ và gây xuất huyết. Cơn đau của mang thai ngoài tử cung sẽ bắt nguồn sau xuất huyết vùng bụng, thường xuất hiện đột ngột và lan truyền qua dây thần kinh đến đầu vai và cánh tay. Đau vai gáy do mang thai ngoài tử cung có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như buồn nôn hoặc nôn, chảy máu âm đạo, đầy bụng hoặc đầy hơi, đau căng ở 1 hoặc 2 bên bụng,...

    2.6. Tiền sản giật

    Tiền sản giật có thể xảy ra trong 3 tháng giữa, cuối thai kỳ và gây ra triệu chứng đau mỏi vai gáy. Đây cũng là một tình trạng sản khoa nghiêm trọng, gặp ở những mẹ bầu bị tăng huyết áp hoặc các biến chứng khác trong khi mang thai. 

    Tiền sản giật gây đau mỏi vai gáy theo hai cơ chế: phù, tăng cân quá mức làm tăng áp lực lên cột sống - cổ vai gáy và đau thượng vị, đau vùng gan do tổn thương các cơ quan lan lên đầu vai và cánh tay. Đau mỏi vai gáy do tiền sản giật sẽ đi kèm với các dấu hiệu khác như huyết áp tăng cao, co giật, rối loạn thị giác, buồn nôn, nôn và khó thở,...

    2.7. Sỏi mật

    Chế độ ăn uống không hợp lý và những thay đổi về hormon trong thai kỳ có thể thúc đẩy hình thành sỏi mật. Nếu sỏi gây tắc ống dẫn mật có thể gây ra cơn đau dữ dội ở bụng trên bên phải, cơn đau đột ngột ở giữa bụng và đau lan lên lưng giữa hai bả vai. 

    Các cơn đau đột ngột do sỏi mật khi mang thai

    Các cơn đau đột ngột do sỏi mật khi mang thai có thể lan lên vai gáy

    2.8. Nguyên nhân khác

    Đau mỏi vai gáy khi mang thai cũng có thể do một số nguyên nhân không phổ biến như:

    • Nhiễm lạnh: Vai gáy là vùng tiếp xúc nhiều với bên ngoài nên có thể bị nhiễm lạnh gây đau nhức nếu mẹ bầu không chú ý giữ ấm.
    • Thay đổi tư thế: Những biến đổi trong thai kỳ khiến dáng đi, ngồi, nằm của các mẹ bầu cũng thay đổi theo, tạo áp lực lên vai gáy gây đau nhức.
    • Rối loạn tâm thần, chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng cũng có thể đến đến hệ thần kinh gây cứng khớp và đau ở lưng, vai.

    3. Các biện pháp hạn chế tình trạng đau mỏi vai gáy cho phụ nữ mang thai

    Đau vai gáy gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu nên cần tìm hiểu sớm đau mỏi vai gáy thì phải làm sao. Mỗi nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy khi mang thai sẽ có biện pháp điều trị đặc hiệu khác nhau. Tuy vậy, vẫn có nguyên tắc chung khi lựa chọn biện pháp cho mẹ bầu, cụ thể:

    • Đối với các nguyên nhân bệnh lý: Mẹ bầu cần tới gặp bác sĩ để được xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp dùng thuốc, trị liệu hoặc can thiệp phẫu thuật cho từng trường hợp cụ thể.
    • Đối với các nguyên nhân sinh lý: Mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà dựa trên nguyên tắc dễ thực hiện và đảm bảo an toàn cho mẹ, thai nhi.Những biện pháp không dùng thuốc sẽ được ưu tiên.

    Các biện pháp được khuyến cáo để hạn chế tình trạng đau mỏi vai gáy khi mang thai tại nhà:

    • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Bên cạnh chế độ ăn riêng khi mang thai, mẹ bầu có thể bổ sung thêm các dưỡng chất quan trọng cho xương khớp như Calci, Vitamin D, Phospho, Magie,... theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp sỏi mật, mẹ bầu sẽ cần áp dụng chế độ ăn thanh đạm và thuốc kiểm soát theo chỉ định của bác sĩ để quản lý tình trạng này.
    • Tập luyện nhẹ nhàng: Để tránh việc yếu và căng cơ, mẹ bầu nên tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày và tăng cường vận động trong sinh hoạt hàng ngày. Các mẹ bầu không nên ngồi quá lâu mà đứng dậy vận động, thư giãn cơ thể sau mỗi 30 phút.
    • Tư thế nằm và ngồi đúng: Khi ngồi, mẹ bầu nên giữ tư thế thẳng lưng và cổ, hạn chế ngửa hoặc cúi cổ quá mức. Mẹ bầu cũng nên thay đổi tư thế nằm liên tục, tránh giữ nguyên 1 tư thế và nằm gối cao quá 10cm.
    • Dùng nệm và gối mềm: Nệm và gối mềm sẽ giảm áp lực lên vai gáy và giúp mẹ thư giãn tốt hơn.
    • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm sẽ cải thiện lưu thông máu vùng vai gáy và hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả.
    • Chườm để giảm đau: Mẹ bầu có thể chườm lạnh hoặc chườm nóng bằng cách lấy khăn mềm bọc đá, khăn ấm hoặc túi chườm để chườm lên vị trí đau trong 10 -15 phút. 
    • Xoa bóp với tinh dầu: Xoa bóp với tinh dầu giúp hỗ trợ thư giãn cơ bắp vùng vai gáy hiệu quả cho bà bầu.
    • Massage, bấm huyệt giảm đau: Massage bấm huyệt với cường độ hợp lý cũng là biện pháp hỗ trợ giảm đau và thư giãn cơ bắp vùng vai gáy hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu.

    Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có đủ thời gian và kinh tế tới các spa, phòng khám để được massage giảm đau. Vì vậy, các nhà sản xuất thiết bị chăm sóc sức khỏe đã cải tiến các sản phẩm ghế massage toàn thân với các tính năng hiệu quả, an toàn, đáp ứng nhu cầu cho các mẹ bầu đau mỏi vai gáy.

    Khi tìm mua ghế massage, mẹ bầu có thể tham khảo Maxcare Home - nhà phân phối ghế massage toàn thân Nhật Bản hàng đầu hiện nay. Các sản phẩm của Maxcare Home đều được nhập khẩu chính hãng và có đầy đủ giấy tờ chứng nhận độ an toàn nên các mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

    Một số mẫu ghế massage tại Maxcare Home mẹ bầu đau mỏi vai gáy có thể tham khảo:

    Mẹ bầu có thể sử dụng ghế massage toàn thân để cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy

    Mẹ bầu có thể sử dụng ghế massage toàn thân để cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy

    4. Gợi ý một số bài tập giảm đau vai gáy cho phụ nữ mang thai

    Cơ thể phụ nữ khi mang thai rất nhạy cảm và khó hoạt động thể lực mạnh. Mẹ bầu nên chọn các bài tập giảm đau vai gáy nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng tới thai nhi và sức khỏe của mình. 

    Một số bài tập giảm đau vai gáy mẹ bầu có thể thực hiện thường xuyên tại nhà:

    • Bài tập chữa đau vai gáy với bóng tennis: Đứng thẳng, quay lưng vào tường. Đặt quả bóng tennis vào giữa phần vai gáy và tường, sau đó ấn người về phía tường để giữ bóng và di chuyển cơ thể sao cho quả bóng được chuyển động khắp vùng bị đau.
    • Bài tập xoay cổ: Ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng. Quay đầu từ từ sang bên trái hết mức có thể và giữ trong 7 giây. Sau đó trở về tư thế ban đầu và lặp lại với bên phải, thực hiện mỗi bên 3 lần.
    • Bài tập xoay tay: Đứng thẳng vuông góc với mặt đất sao cho cổ và lưng thẳng. Sau đó từ từ nâng hai tay lên cao trên đầu sao cho khoảng cách giữa hai tay rộng bằng vai. Xoay tròn theo chiều kim đồng hồ 7 lần và ngược lại.
    • Bài tập giãn cơ cổ: Ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng. Sau đó từ từ hạ cằm dần xuống ngực hết mức có thể và giữ nguyên tư thế trong 10 - 15 giây rồi trở về tư thế ban đầu.

    5. Lưu ý cho phụ nữ mang thai khi điều trị giảm đau vai gáy

    Để đảm bảo an toàn cho thai nhi cũng như phòng tránh đau vai gáy hiệu quả, các mẹ bầu cũng cần lưu ý những điều sau:

    • Điều trị dựa trên tư vấn của bác sĩ: Mẹ bầu cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp giảm đau vai gáy tại nhà nào. Nếu sau một thời gian áp dụng phương pháp đó mà tình trạng đau vai gáy không thuyên giảm, các mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tìm ra cách điều trị hiệu quả hơn.
    • Không vận động gây ảnh hưởng đến cổ vai gáy: Mẹ bầu nên tránh xoay mạnh cổ, bẻ cổ hay mang vác nặng.
    • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng: Các mẹ bầu có thể tập thiền hoặc yoga để giải tỏa căng thẳng cả về thể chất và tinh thần.
    • Theo dõi sức khỏe và khám bệnh định kỳ: Mẹ bầu cần khám theo dõi thai kỳ đúng lịch và thông báo cho bác sĩ khi cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc không có chỉ định  của bác sĩ.

    Mẹ bầu có thể tập thiền để giải tỏa căng thẳng

    Mẹ bầu có thể tập thiền để giải tỏa căng thẳng cả về thể chất và tinh thần

    6. Khi nào nên đi gặp bác sĩ? 

    Đau mỏi vai gáy khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân nguy hiểm như sỏi mật, tiền sản giật, mang thai ngoài tử cung,... Vì vậy, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế khi xuất hiện các  dấu hiệu bất thường như:

    • Đau vai gáy dữ dội hoặc cơn đau không thuyên giảm.
    • Cơn đau đi kèm với đau đầu hoặc đau nửa đầu, tê hoặc ngứa ran chân tay.
    • Cơn đau lan xuống cánh tay, chân hoặc vùng cột sống
    • Đau mỏi vai gáy kèm yếu cánh tay hoặc chân, khó đi lại, cầm nắm đồ vật.
    • Đau mỏi vai gáy kèm sốt cao.

    Mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế khi xuất hiện các  dấu hiệu bất thường

    Mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế khi xuất hiện các  dấu hiệu bất thường

    Mang thai là một quá trình lâu dài, nguy hiểm và cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Do đó, các mẹ bầu bị đau mỏi vai gáy tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được thăm khám tìm nguyên nhân chính xác và điều trị hợp lý. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các mẹ bầu phòng tránh và xử trí đau mỏi vai gáy khi mang thai một cách tốt nhất để quá trình sinh nở được diễn ra thuận lợi.

    Copyright © 2022 Maxcare Corporation. All rights reserved. Giấy phép ĐKKD số 0102685345 do Sở KHĐT TP.HN cấp ngày 02/01/2019