8+ Biện pháp khắc phục đau mỏi vai gáy ở phụ nữ sau sinh từ chuyên gia

8+ Biện pháp khắc phục đau mỏi vai gáy ở phụ nữ sau sinh từ chuyên gia
Nội dung bài viết

    Bên cạnh đau mỏi vai gáy khi mang thai, sau sinh bị đau mỏi vai gáy là một tình trạng không hiếm gặp ở nhiều phụ nữ, có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình phục hồi sau sinh. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này một cách an toàn và hiệu quả, giúp phụ nữ sau sinh phục hồi tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 8 biện pháp khắc phục đau mỏi vai gáy sau sinh từ các chuyên gia.

    1. Nhận biết cơn đau mỏi vai gáy ở phụ nữ sau sinh

    Đau mỏi vai gáy sau sinh là một tình trạng rối loạn thần kinh cơ, thường dễ nhận biết với các biểu hiện như:

    • Nhức mỏi, căng cơ vai gáy, có cảm giác tê cứng khi sờ vào vùng bả vai và cánh tay.
    • Có thể đau lan xuống cánh tay, khiến tay và vai luôn mỏi, khó vận động.
    • Có thể kèm theo các triệu chứng khác như rối loạn cảm giác vùng vai gáy, đau đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt,...
    • Đau tăng vào đêm và sáng sớm, khi ho, hắt hơi, ngồi lâu hoặc khi thời tiết thay đổi.

    Tình trạng này thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ sinh mổ, bởi thuốc gây tê ngoài màng cứng sử dụng trong sinh mổ có thể gây tác dụng phụ là đau lưng và đau cơ. Tác dụng phụ này thường không kéo dài nhưng lại làm tăng nguy cơ xảy ra đau mỏi vai gáy sau sinh.

    Đau mỏi vai gáy sau sinh thường xảy ra hơn ở các trường hợp sinh mổ

    Đau mỏi vai gáy sau sinh thường xảy ra hơn ở các trường hợp sinh mổ

    2. Tại sao phụ nữ sau sinh bị đau mỏi vai gáy?

    Các bà mẹ sau sinh cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy để có hướng điều trị hợp lý, phù hợp với quá trình hồi phục của mình. 

    2.1. Nguyên nhân chủ quan

    Các nguyên nhân chủ quan gây đau mỏi vai gáy sau sinh có thể kể đến như:

    Cơ thể chưa hồi phục sau sinh

    Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, các khớp, dây chằng và cột sống trở nên kém ổn định về mặt cấu trúc, lỏng lẻo gây nên các tình trạng mỏi lưng, mỏi vai gáy. Khi cơ thể hồi phục thì các triệu chứng này sẽ giảm dần.

    Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sau khi sinh cho thấy cơ thể người mẹ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Dây chằng giãn ra chưa đàn hồi về trạng thái ổn định và áp lực trên dây thần kinh lẫn các mạch máu vẫn còn. 

    Cơ thể chưa hồi phục sau sinh có thể là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy

    Cơ thể chưa hồi phục sau sinh có thể là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy

    Tư thế sinh hoạt vận động không đúng

    Sau sinh cơ thể mẹ ở trong trạng thái dễ bị tổn thương, do vậy sinh hoạt và vận động không đúng cách có thể là nguyên nhân dẫn đến đau mỏi vai gáy. 

    Các tư thế dễ gây đau mỏi vai gáy cho phụ nữ sau sinh có thể kể đến như ngồi gù lưng, cúi cổ thường xuyên, nằm sấp, nằm nghiêng, cho trẻ bú hoặc bế trẻ quá lâu,... Các tư thế này làm tăng áp lực lên đốt sống cổ, xương khớp vai gáy gây đau nhức, tê mỏi và khiến các mẹ khó vận động.

    Thiếu hụt dinh dưỡng

    Trong thời kỳ mang thai và sau sinh, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ, trong đó có các dưỡng chất quan trọng cho xương khớp và hệ thần kinh như Calci, Vitamin D, B là rất lớn để nuôi dưỡng em bé và giúp mẹ giữ gìn sức khỏe, nhanh phục hồi sau sinh. 

    Thiếu các dưỡng chất này có thể gây suy yếu hoạt động dẫn truyền thần kinh, yếu khớp xương gây đau nhức và dễ bị tổn thương vai gáy.

    Thiếu các dưỡng chất như Calci, Vitamin B, D có thể dẫn đến đau mỏi vai gáy sau sinh

    Thiếu các dưỡng chất như Calci, Vitamin B, D có thể dẫn đến đau mỏi vai gáy sau sinh

    Thiếu ngủ, suy nhược cơ nhược

    Không chỉ phải chịu những cơn đau sau khi sinh và nhiều bất tiện trong sinh hoạt, người mẹ còn phải chăm con liên tục cả ngày lẫn đêm và chịu nhiều áp lực về tâm lý. Vì vậy, mẹ sau sinh thường bị mất ngủ, thiếu ngủ, hay căng thẳng, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Xem thêm đau mỏi vai gáy thiếu chất gì để biết tường tận hơn.

    Tình trạng căng thẳng và suy nhược kéo dài có thể gây rối loạn tuần hoàn máu ngoại vi và co thắt cơ bắp, dẫn đến đau nhức toàn bộ cơ thể, trong đó có vùng vai gáy.

    Nằm nhiều hoặc làm việc quá sức

    Phụ nữ sau sinh cơ thể còn rất yếu, vì vậy nếu nghỉ ngơi không đủ và làm việc liên tục có thể khiến các cơ bắp vai gáy bị hoạt động quá mức, dễ bị căng cứng, đau mỏi và giảm khả năng vận động.

    Ngược lại, nằm quá nhiều, ít vận động sau sinh có thể gây tăng áp lực lên cơ xương vai gáy, chèn ép mạch máu và dây thần kinh cánh tay, gây yếu cơ, co cứng và đau mỏi vùng vai gáy. 

    Nằm nhiều sau sinh gây đau mỏi vai gáy do tăng áp lực lên cơ xương vai gáy, chèn ép mạch máu và dây thần kinh 

    Nằm nhiều sau sinh gây đau mỏi vai gáy do tăng áp lực lên cơ xương vai gáy, chèn ép mạch máu và dây thần kinh 

    Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

    Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tiết ra một loại hormon gọi là Relaxin. Relaxin có tác dụng nới lỏng khớp, các dây chằng và mô liên kết để tạo điều kiện cho quá trình mang thai và chuyển dạ dễ dàng hơn. 

    Hormon này tăng lên trong suốt thai kỳ và kéo dài sau khi sinh 3 - 4 tháng khiến các khớp vai nới lỏng, dẫn đến đau mỏi vai gáy.

    Mắc các bệnh lý cơ xương khớp trước đó

    Trong thời kỳ mang thai và sau sinh, bất kỳ tác động vật lý hoặc dùng thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến cả mẹ và em bé. Vì vậy, khi người mẹ mắc các bệnh lý gây đau mỏi vai gáy trước đó như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, viêm cơ khớp, viêm dây thần kinh vùng vai gáy, việc điều trị rất khó khăn và các triệu chứng bệnh có thể nặng thêm và kéo dài sau sinh. Ngoài ra, viêm xoang gây đau mỏi vai gáy cũng là một nguyên nhân cần lưu tâm.

    Các bệnh lý xương khớp trước đó dễ gây đau mỏi vai gáy kéo dài sau sinh

    Các bệnh lý xương khớp trước đó dễ gây đau mỏi vai gáy kéo dài sau sinh

    2.2. Nguyên nhân khách quan

    Ngoài các nguyên nhân chủ quan thường xảy ra nói trên, đau mỏi vai gáy sau sinh có thể do một số nguyên nhân khách quan như:

    Tác dụng phụ của thuốc

    Đau mỏi vai gáy thường xảy ra sau sinh mổ do thuốc gây tê ngoài màng cứng sử dụng trong sinh mổ có thể gây tác dụng phụ là đau lưng, đau vai gáy. Tác dụng phụ này thường hết sau khi thuốc hết tác dụng vài ngày nhưng có thể phối hợp với các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác dẫn đến đau mỏi vai gáy kéo dài sau sinh.

    Nhiễm lạnh

    Phụ nữ sau sinh rất dễ bị nhiễm lạnh do đang bị tổn thương khí huyết. Nhiệt độ giảm khiến các mạch máu co lại, làm giảm lưu lượng tuần hoàn máu ở vùng vai gáy và gây cứng cơ, tê mỏi và co thắt cơ cổ vai gáy. 

    Nhiễm lạnh dễ gây đau mỏi vai gáy ở phụ nữ sau sinh đang bị tổn thương khí huyết

    Nhiễm lạnh dễ gây đau mỏi vai gáy ở phụ nữ sau sinh đang bị tổn thương khí huyết

    3. Đau mỏi vai gáy sau sinh có nguy hiểm không?

    Đau mỏi vai gáy sau sinh có thể xảy ra ở nhiều mức độ và do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến không ít phụ nữ thắc mắc không biết tình trạng này có nguy hiểm không.

    Theo các chuyên gia, đau mỏi vai gáy sau sinh không nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, đau mỏi vai gáy sau sinh có thể khiến vùng cơ cổ không linh hoạt, từ đó gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày, ảnh hưởng đến việc chăm sóc con, suy giảm chất lượng giấc ngủ và suy nhược cơ thể.

    Đồng thời, nếu bệnh không được chữa trị từ sớm, không thuyên giảm hoặc xuất hiện những triệu chứng nặng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến các mẹ như rối loạn tiền đình, thiếu máu lên não, đau nhức các chi, gây mất ngủ, trầm cảm sau sinh.

    Đau mỏi vai gáy sau sinh thường không nguy hiểm

    Đau mỏi vai gáy sau sinh thường không nguy hiểm

    4. 8+ biện pháp khắc phục tình trạng đau mỏi vai gáy sau sinh

    Vậy đau mỏi vai gáy làm sao hết? Đau mỏi vai gáy sau sinh có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý do đó người bệnh nên chủ động điều chỉnh thói quen, thiết lập lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện các biện pháp giảm đau an toàn để sớm kiểm soát triệu chứng do đau mỏi vai gáy gây ra.

    Các biện pháp khắc phục đau mỏi vai gáy sau sinh được chia sẻ từ chuyên gia:

    4.1. Thay đổi các thói quen xấu

    Phụ nữ sau sinh nên chủ động thay đổi các thói quen xấu - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau mỏi vai gáy. Điều chỉnh tư thế sinh hoạt và vận động đúng cách không chỉ giúp kiểm soát cơn đau vai gáy mà còn giúp phòng ngừa các vấn đề về xương khớp và hỗ trợ phục hồi sau sinh nhanh hơn.

    Cụ thể, phụ nữ sau sinh cần:

    • Thay đổi tư thế ngồi cho trẻ bú: Không nên bế trẻ quá lâu hay chỉ bế 1 bên. Các mẹ có thể nằm song song với trẻ, kê gối sau lưng tạo góc 45 độ hoặc ngồi trên ghế, gác chân lên một chiếc ghế ở đối diện rồi cho trẻ bú để giảm áp lực lên vai gáy.
    • Hạn chế nằm nghiêng lâu hoặc nằm sấp: Các mẹ nên nằm ngửa và tránh nằm co ro để máu lưu thông đều đặn hơn.
    • Tránh đứng gù lưng, cúi gằm cổ lâu để giảm áp lực lên cổ vai gáy.
    • Tránh nằm quá lâu trên giường: Phụ nữ sau sinh nên đi lại từ sớm để duy trì hệ vận động, loại bỏ sản dịch nhanh hơn và ngăn ngừa dính ruột.
    • Chia sẻ việc chăm sóc trẻ và việc nhà với người thân để dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.

    Cho trẻ bú đúng cách giúp hạn chế đau mỏi vai gáy sau sinh

    Cho trẻ bú đúng cách giúp hạn chế đau mỏi vai gáy sau sinh

    4.2. Chườm ấm và tắm nước ấm

    Chườm ấm và tắm nước ấm có tác dụng giúp làm thư giãn cơ bắp, giãn nở mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn giúp phụ nữ sau sinh giảm đau và co cứng cổ vai gáy hiệu quả. Một số lưu ý khi chườm ấm và tắm nước ấm:

    • Chườm ấm: Người bệnh nên dùng khăn ngâm nước ấm hoặc túi chườm chườm lên vị trí đau trong 15 - 20 phút, mỗi ngày 2 - 3 lần.
    • Tắm nước ấm: Người bệnh không nên ngâm mình và tắm nước quá nóng để tránh ảnh hưởng đến cơ thể. Ngoài ra, khi tắm người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại tinh dầu như oải hương, hương thảo, quế,... để tăng hiệu quả thư giãn và giảm căng thẳng.

    4.3. Tập các bài tập kéo giãn cổ vai gáy

    Vận động và tập luyện hợp lý là một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy sau sinh. Các bài tập sẽ giúp thư giãn, giảm co cứng các cơ bắp, tăng cường chức năng vận động và hỗ trợ lưu thông máu tới vùng vai gáy cho người bệnh. 

    Phụ nữ sau sinh có thể tập các môn thể thao như yoga, đi bộ hoặc tập một số bài tập giãn cơ sau đây:

    • Bài tập 1: Đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai. Bắt chéo cánh tay trái trước ngực, bàn tay hướng lên trên, đồng thời tay phải giữ cánh tay trái và kéo khuỷu tay lại sát ngực. Giữ nguyên tư thế trong 15 - 20 giây và làm tương tự với bên tay phải. Lặp lại 3 - 5 lần.
    • Bài tập 2: Ngồi thư giãn trên ghế hoặc trên sàn và thả lỏng. Từ từ xoay cổ sang trái đến khi mặt hướng theo phía bả vai, giữ 10 giây. Lặp lại tương tự với bên phải. Đưa đầu và cổ về trạng thái nghỉ, sau đó ngửa đầu từ từ đến hết cỡ, giữ trong 10 giây. Sau đó cúi đầu từ từ đến khi cằm chạm ngực, giữ trong 10 giây tiếp. Lặp lại bài tập 3 - 5 lần.
    • Bài tập 3: Đứng thẳng lưng, hai tay giơ cao hướng lên trời. Áp hai lòng bàn tay vào nhau rồi gập tay, đưa hai khuỷu tay ra sau lưng. Giữ nguyên tư thế này trong 5 - 10 giây, sau đó duỗi tay xuống và thả lỏng. Lặp lại 3 - 5 lần.

    Vận động và tập luyện hợp lý có hiệu quả cao trong cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy sau sinh

    Vận động và tập luyện hợp lý có hiệu quả cao trong cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy sau sinh

    4.4. Vật lý trị liệu 

    Vật lý trị liệu cũng được đánh giá là có thể thay thế thuốc giảm đau và cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy sau sinh rất tốt. Tuy nhiên, vật lý trị liệu chỉ nên áp dụng cho các trường hợp đau nặng, đau do bệnh lý và gây khó khăn trong vận động, sinh hoạt. Người bệnh nên đến các trung tâm vật lý trị liệu uy tín để được vật lý trị liệu một cách tốt nhất.

    Các phương pháp vật lý trị liệu có thể áp dụng cho phụ nữ sau sinh đau mỏi vai gáy:

    • Liệu pháp thủy sinh
    • Trị liệu bằng sóng âm, điện xung hoặc bước sóng ngắn.
    • Liệu pháp nhiệt hồng ngoại
    • Dùng máy áp lực hơi

    Đọc thêm: Vật lý trị liệu đau mỏi vai gáy 

    4.5. Dùng các mẹo dân gian

    Ngoài các biện pháp chuyên khoa và tập luyện, phụ nữ sau sinh bị đau mỏi vai gáy có thể áp dụng một số mẹo dân gian như sau:

    Ngải cứu rang muối

    Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, có tác dụng giảm đau, ổn định khí huyết và bổ máu nên có tác dụng điều trị đau mỏi vai gáy sau sinh và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh rất tốt.

    • Nguyên liệu: 50g ngải cứu và một ít muối hạt to.
    • Cách thực hiện: Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi đem sao vàng với muối hạt to trong chảo. Cho hỗn hợp còn nóng ra túi vải rồi chườm lên vùng đau nhức 15 - 20 phút. Người bệnh nên chườm 2 - 3 lần/ngày.

    Gừng

    Các chất cay trong gừng đã được y học hiện đại chỉ ra tác dụng thư giãn cơ bắp, làm dịu các cơn đau nhức. Vì vậy, phụ nữ đau mỏi vai gáy sau sinh có thể dùng gừng để giảm đau  và cải thiện bệnh.

    • Nguyên liệu: 2 củ gừng tươi, giấm ăn và muối hạt to.
    • Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã nát với muối hạt và giấm ăn. Đắp hỗn hợp vừa giã vào vùng vai gáy đau nhức và cố định bằng gạc y tế trong 20 - 25 phút. Người bệnh có thể đắp 1 - 2 lần/ngày.

    Đọc thêm: 15+ mẹo dân gian trị đau mỏi vai gáy tại nhà 

    Ngải cứu và gừng giúp cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy sau sinh tốt

    Ngải cứu và gừng giúp cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy sau sinh tốt

    4.6. Dùng thuốc

    Bác sĩ thường hạn chế chỉ định dùng thuốc sau sinh để tránh gây ảnh hưởng đến em bé thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, trong các trường hợp đau mỏi vai gáy mức độ nặng, khiến người bệnh mất ngủ và khó khăn trong sinh hoạt, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc sau:

    • Paracetamol: Đây là loại thuốc an toàn cho mẹ và bé và là lựa chọn đầu tiên được cân nhắc khi kê toa. Paracetamol không gây tác dụng phụ và đem lại hiệu quả giảm đau tốt.
    • NSAIDs: Các thuốc nhóm này có tác dụng giảm đau mạnh hơn so với Paracetamol, tuy nhiên chỉ một số loại thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ sau sinh như Ibuprofen, Diclofenac.
    • Miếng dán giảm đau: Các miếng dán giảm đau có tác dụng chống viêm và giảm đau tại chỗ hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

    Ngoài ra, người bệnh nên cố gắng phối hợp sử dụng thuốc với tập thể dục và điều chỉnh lối sống để cải thiện bệnh toàn diện hơn, hạn chế dùng thuốc kéo dài và giảm nguy cơ tác dụng phụ cho mẹ và bé.

    4.7. Điều chỉnh chế độ ăn uống

    Chế độ ăn uống hợp lý sau sinh không chỉ quan trọng trong việc sản xuất sữa nuôi em bé và giúp mẹ phục hồi mà còn giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho thần kinh và cơ xương khớp, từ đó hạn chế các cơn đau mỏi vai gáy. 

    Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh bị đau mỏi vai gáy:

    • Uống đủ nước mỗi ngày để tạo đủ sữa cho bé, giúp cơ thể mẹ được thanh lọc liên tục, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sau sinh.
    • Tăng cường bổ sung Calci từ các loại thực phẩm lành mạnh như sữa tươi, sữa đậu nành, đậu phụ, các loại hạt như hướng dương, hạnh nhân,...
    • Bù đắp lượng Vitamin B và D thiếu hụt từ thịt, trứng, cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ,...
    • Tăng cường ăn rau củ, trái cây để bổ sung chất xơ và khoáng chất, hỗ trợ tiêu hóa và phục hồi cơ thể.
    • Ăn uống hợp lý: đúng giờ, đúng bữa, tính toán lượng thức ăn vừa đủ tránh gây thừa cân, béo phì.
    • Hạn chế các loại thực phẩm có thể làm nghiêm trọng tình trạng đau vai gáy như rượu bia, thuốc lá, đồ dầu mỡ, đóng hộp, đồ muối chua,...

    Phụ nữ sau sinh bị đau mỏi vai gáy cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

    Phụ nữ sau sinh bị đau mỏi vai gáy cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

    4.8. Massage xoa bóp trị liệu

    Phương pháp massage xoa bóp trị liệu đã được rất nhiều phụ nữ sau sinh bị đau mỏi vai gáy áp dụng nhờ hiệu quả giảm đau mỏi nhanh chóng, thư giãn và phục hồi chức năng vận động hiệu quả. Người bệnh có thể nhờ người thân xoa bóp hoặc ra các trung tâm trị liệu để được xoa bóp chuyên nghiệp hơn.

    Đọc thêm: Massage đau mỏi vai gáy

    Ngoài ra, các thiết bị massage, xoa bóp tại nhà như ghế massage toàn thân cũng là một lựa chọn phù hợp với hiệu quả không thua kém bàn tay người. Ghế massage toàn thân hiện đại đã được cải tiến với các tính năng xoa bóp tập trung cổ vai gáy cùng nhiều chế độ trị liệu sẽ đem đến cho phụ nữ sau sinh hiệu quả giảm đau mỏi vai gáy và thư giãn cao.

    Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến cơ thể phụ nữ sau sinh chỉ nên sử dụng ghế massage sau sinh ít nhất 1 tháng và sử dụng với tần suất nhỏ: 1 - 2 lần/ngày, mỗi lần 15 - 20 phút.

    Gợi ý một số dòng ghế massage tốt cho phụ nữ sau sinh đau mỏi vai gáy:

    Các mẫu ghế này đều được nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Maxcare Home. 

    Ghế massage toàn thân hiện đại đem đến cho phụ nữ sau sinh hiệu quả giảm đau mỏi vai gáy và thư giãn cao.

    Ghế massage toàn thân hiện đại đem đến cho phụ nữ sau sinh hiệu quả giảm đau mỏi vai gáy và thư giãn cao.

    5. Lưu ý cho phụ nữ sau sinh bị đau mỏi vai gáy

    Để cải thiện và phòng ngừa tốt nhất tình trạng đau mỏi vai gáy sau sinh, các mẹ cần lưu ý một số điều như sau:

    • Chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ vai gáy, đồng thời hạn chế tiếp xúc với nước lạnh hay nằm điều hòa.
    • Nghỉ ngơi và thư giãn phù hợp, tránh suy nghĩ nhiều dẫn đến tình trạng căng thẳng stress thậm chí là trầm cảm sau sinh.
    • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, đặc biệt là các bài tập yoga hay đi bộ giúp nâng cao sức khỏe, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
    • Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
    • Đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cách điều trị an toàn nhất. Các dấu hiệu bất thường cần chú ý: đau vai gáy không thuyên giảm, nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng vận động, đau vai gáy đi kèm với tê bì chân tay, đau đầu, ù tai, chóng mặt,...

    Các bà mẹ cần lưu ý để cải thiện và phòng ngừa tốt nhất tình trạng đau mỏi vai gáy sau sinh

    Các bà mẹ cần lưu ý để cải thiện và phòng ngừa tốt nhất tình trạng đau mỏi vai gáy sau sinh

    Đau mỏi vai gáy sau sinh là một tình trạng khá phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm lý và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, tuy nhiên không gây nguy hiểm, có thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, phụ nữ sau sinh bị đau mỏi vai gáy cần chú ý phòng ngừa và áp dụng các biện pháp phù hợp để cải thiện bệnh, giúp hồi phục sau sinh tốt hơn.

    Nếu bạn quan tâm đến ghế massage cho phụ nữ sau sinh bị đau mỏi vai gáy, vui lòng liên hệ hotline 0989 053 888 để được Maxcare Home tư vấn chi tiết.

    Copyright © 2022 Maxcare Corporation. All rights reserved. Giấy phép ĐKKD số 0102685345 do Sở KHĐT TP.HN cấp ngày 02/01/2019