Đối phó với đau mỏi vai gáy hậu Covid - Chuyên gia tư vấn giải pháp

Đối phó với đau mỏi vai gáy hậu Covid - Chuyên gia tư vấn giải pháp
Nội dung bài viết

    Đau mỏi vai gáy Covid có thể xảy ra trong và sau khi điều trị khỏi Covid-19. Tình trạng này cũng có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí sau 1 năm âm tính với virus SARS-CoV-2 và đi kèm với nhiều nguy cơ bệnh tật về xương khớp và ảnh hưởng đến hế miễn dịch. Vậy phòng ngừa và điều trị đau mỏi vai gáy hậu Covid thế nào cho hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp ngay cho bạn.

    1. Triệu chứng đau mỏi vai gáy hậu Covid

    Đau mỏi vai gáy do Covid có tính chất tương tự như đau mỏi do các bệnh virus khác, tuy nhiên có thể để lại di chứng kéo dài và đa dạng hơn. Biểu hiện cụ thể của đau mỏi vai gáy hậu Covid thường là đau mỏi vùng vai gáy, nhức kéo dài và dai dẳng, có thể có cảm giác như kiến cắn và bò trong xương. Cơn đau thường tăng lên khi trở trời, về đêm hoặc sáng sớm và có thể đi kèm với các triệu chứng hậu Covid khác như đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, rụng tóc…

    Mức độ đau mỏi vai gáy hậu Covid tùy thuộc vào người bệnh mắc COVID-19 nặng hay nhẹ (vào bệnh viện hay khoa ICU), thời gian nhiễm bệnh dài hay ngắn, chủ yếu là đau nhẹ và trung bình.

    Theo Tạp chí Y khoa The Lancet, sau 6 tháng âm tính với Covid, đau khớp, trong đó có đau khớp vai gáy là một trong những triệu chứng vẫn còn tiếp diễn với tần suất khá cao. Bên cạnh đó, đau nhức vai gáy hậu Covid đi cùng với đau mỏi ở các vị trí khớp nối khác của cơ thể còn có thể là dấu hiệu cho thấy khớp đang bị tổn thương hoặc nguy cơ khởi phát bệnh viêm khớp mạn tính.

    Đau mỏi vai gáy do Covid có tính chất tương tự

    Đau mỏi vai gáy do Covid có tính chất tương tự như đau mỏi do các bệnh virus khác

    2. Đâu là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy Covid?

    Đau mỏi vai gáy Covid thường xuất hiện do phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể khi nhiễm virus. Ngoài ra, một số nguyên nhân đau mỏi vai gáy khác như viêm phổi do Covid, viêm khớp hậu Covid, biến chứng sau nằm viện thở máy,... cũng có thể gây ra tình trạng này. Cụ thể:

    2.1. Phản ứng miễn dịch quá mức

    Khi SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, các tế bào Lympho T nhận diện virus và tiết ra cytokine để kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động chống lại virus. Các cytokine sẽ gửi tín hiệu đến các tế bào miễn dịch khác và từ đó sẽ kích hoạt sản xuất thêm nhiều tế bào bạch cầu khác cũng như thúc đẩy các tế bào tạo ra nhiều cytokine hơn để tăng cường hoạt động tiêu diệt virus.

    Khi xuất hiện, Cytokine dẫn đến sự hình thành chất gây sốt Pyrogens và yếu tố kích hoạt tình trạng viêm Prostaglandin E2 giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh Covid-19 bằng cách gây nên các cơn sốt. Tuy nhiên chúng phân bố nhiều ở lưng, vai, gáy, đầu gối… và cũng có thể đồng thời xâm nhập vào các dây thần kinh nên gây đau nhức ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó có vùng vai gáy.

    Các chất này hầu hết sẽ bị phân hủy sau 4 - 5 ngày và không gây di chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị kích thích quá mức có thể tạo ra cơn bão cytokine và gây phản ứng viêm trong cơ thể kèm di chứng kéo dài. Ngoài ra, nếu cơ thể người bệnh tiếp tục mẫn cảm và tăng tiết Pyrogens, Prostaglandin E2 thì tình trạng đau sẽ tiếp tục kéo dài, có thể lên tới 6 - 9 tháng. Tình trạng này phổ biến ở những người mắc Covid biến thể Delta, sau đó là biến thể Omicron.

    Phản ứng miễn dịch quá mức

    Phản ứng miễn dịch quá mức là nguyên nhân chủ yếu của đau mỏi vai gáy Covid

    2.2. Viêm phổi do Covid

    Triệu chứng ho, khó thở và sự suy giảm thông khí ở phổi khi mắc viêm phổi do Covid có thể dẫn đến đau mỏi vai gáy. Viêm phổi làm giảm thông khí ở phổi, gây những cơn đau nhói ở ngực và nặng hơn khi người bệnh hít thở sâu hoặc ho. Cơn đau ngực này dễ lây lan lên vai, cổ và gây ra đau mỏi vai gáy.

    Tình trạng này thường gặp ở người bệnh mắc viêm phổi do Covid mức độ trung bình và nặng.

    2.3. Biến chứng sau nằm viện thở máy

    Hậu covid bị đau mỏi vai gáy cũng là biểu hiện của các biến chứng sau nằm viện thở máy ở người bệnh mắc Covid nặng. Một số biến chứng phổ biến đã được ghi nhận như tổn thương các dây thần kinh và cơ bắp viêm gân, viêm bao hoạt dịch vùng vai và cánh tay,...

    Các biến chứng này thường do tư thế nằm kéo dài gây tăng áp lực lên cơ xương vùng vai gáy, chèn ép mạch máu và dây thần kinh cánh tay. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng dự đoán rằng virus xâm nhập trực tiếp vào các dây thần kinh ngoại vi và cơ xương cũng là nguyên nhân gây ra những rối loạn thần kinh cơ, gây đau mỏi vùng vai gáy.

    Người bệnh mắc Covid nằm viện thở máy

    Người bệnh mắc Covid nằm viện thở máy có thể gặp nhiều di chứng gây đau mỏi vai gáy

    2.4. Viêm khớp khởi phát hậu Covid

    Viêm khớp vai là một trong những bệnh có thể khởi phát sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 với biểu hiện là đau mỏi vai gáy kéo dài, đôi khi dữ dội và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Viêm khớp khởi phát hậu Covid có thể do nhiều cơ chế như:

    • Phản ứng miễn dịch quá mức làm gia tăng các yếu tố gây viêm tại vùng khớp vai, dẫn đến viêm khớp.
    • Mạch máu và các mô ở vùng cơ xương khớp bị tổn thương đi kèm với rối loạn chức năng nội mô do Covid khiến lưu lượng máu và chất dinh dưỡng đến màng hoạt dịch, sụn khớp và xương dưới sụn suy giảm mạnh. Di chứng của tình trạng này là đau nhức, yếu cơ, khớp viêm và giảm khả năng cử động.

    2.5. Ít vận động

    Người bệnh mắc SARS-CoV-2 phải cách ly tại nhà hoặc nằm viện trong nhiều ngày do virus này có khả năng lây lan rất nhanh. Trong điều kiện này, người bệnh thường không có nhiều không gian vận động, ít tập thể dục và dễ dẫn đến tăng cân, gây tăng gánh nặng lên vùng vai và hai cánh tay, dẫn đến đau mỏi.

    2.6. Bệnh lý xương khớp mãn tính

    Người bệnh mắc một số bệnh lý mãn tính trước đó như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ,... thường bị đau mỏi vai gáy do các dây thần kinh khu vực vai và cột sống cổ bị chèn ép. Tình trạng này dễ kéo dài và nghiêm trọng hơn khi mắc Covid do virus gây rối loạn thần kinh cơ, viêm đa dây thần kinh và làm suy giảm khả năng vận động vùng vai gáy, cổ và cánh tay của người bệnh.

    >>> Có thể bạn sẽ quan tâm:

    Người bệnh thoái hóa/thoát vị đĩa đệm cột sống cổ dễ bị đau mỏi vai gáy

    Người bệnh thoái hóa/thoát vị đĩa đệm cột sống cổ dễ bị đau mỏi vai gáy nghiêm trọng hơn hậu Covid

    3. Giải pháp khắc phục di chứng đau mỏi vai gáy hậu Covid

    Đau mỏi vai gáy làm sao hết? Đau mỏi vai gáy hậu Covid có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh mệt mỏi, lo lắng và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và vận động của người bệnh. Các biện pháp sau thường được các bác sĩ chỉ định để khắc phục di chứng đau mỏi vai gáy hậu Covid:

    3.1. Sử dụng thuốc

    Khi xuất hiện tình trạng đau mỏi vai gáy hậu Covid, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen… theo đúng liều lượng được khuyến cáo. Thời gian tự dùng thuốc giảm đau tại nhà tối đa là 2 tuần.

    Sau 2 tuần nếu tình trạng đau mỏi không cải thiện, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị đúng nguyên nhân.

    Người bệnh đau mỏi vai gáy hậu covid có thể sử dụng một số thuốc giảm đau

    Người bệnh đau mỏi vai gáy hậu covid có thể sử dụng một số thuốc giảm đau không kê đơn

    3.2. Vật lý trị liệu

    Người bệnh có di chứng hậu Covid bị đau mỏi vai gáy thường được tư vấn tập vật lý trị liệu, đặc biệt với những người bệnh đã nhập viện hoặc phải sử dụng máy thở.

    • Các phương pháp như hồng ngoại, siêu âm, điện xung, điện phân, từ trường siêu dẫn được áp dụng để giảm đau và phục hồi chức năng cơ khớp tùy thuộc vào tình trạng của từng người bệnh.
    • Đối với đau mỏi do nguyên nhân về hệ thần kinh, các phương pháp châm cứu và bấm huyệt thường được áp dụng hơn cả.

    3.3. Tập các bài tập tại nhà

    Người bệnh mắc di chứng đau mỏi vai gáy sau covid có thể thực hiện một số bài tập giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ làm giảm tình trạng đau nhức sau:

    • Tập thở: Tập thở giúp phục hồi chức năng phổi và tăng cường sức khỏe tổng thể. Người bệnh có thể bắt đầu bằng các bài tập thở sâu đơn giản như đếm nhịp 4-7-8. Tức là đếm 4 nhịp khi hít vào, giữ hơi thở trong 7 nhịp và thở ra 8 nhịp. Người bệnh thực hiện bài tập thở bất cứ lúc nào: Khi ngồi, nằm, khi đi bộ,...
    • Tập thể dục: Yoga, khí công là các bài tập nhẹ nhàng giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và giảm nhức mỏi vai gáy hiệu quả. Người bệnh nên duy trì tập khoảng 30 phút/ ngày để có cơ thể khỏe mạnh.

    Tập luyện thường xuyên sẽ giúp tăng cường độ dẻo dai cho các cơ vùng vai gáy, giúp vận động linh hoạt và hạn chế xuất hiện các cơn đau.

    Các bài tập yoga, tập thở giúp tăng cường sức khỏe

    Các bài tập yoga, tập thở giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ giảm đau nhức vai gáy cho người bệnh

    3.4. Chườm nóng

    Hơi nóng có tác dụng giúp thư giãn cơ co thắt, giãn mao mạch tại chỗ giúp tăng lưu thông máu, cải thiện tình trạng đau nhức. Vì vậy, chườm nóng là một biện pháp dân gian đã được sử dụng lâu đời để làm dịu cảm giác đau, nhức mỏi.

    Đối với đau mỏi vai gáy sau covid, bạn cũng có thể áp dụng biện pháp chườm nóng bằng cách sử dụng một khăn sạch, ngâm trong nước nóng (khoảng 40 - 50 độ C). Sau đó vắt khô nước và chườm khăn nóng lên vị trí vai gáy bị đau nhức. Thay khăn nóng khác sau khoảng 3 - 5 phút, thực hiện trong khoảng 15 - 20 phút. Người bệnh có thể chườm nóng 3 - 4 lần/ ngày.

    3.5. Massage, xoa bóp

    Massage và xoa bóp là phương pháp hỗ trợ tăng cường lưu thông tuần hoàn, giãn cơ bắp, đả thông kinh mạch. Biện pháp này sẽ giúp xoa dịu cơn đau, thư giãn vùng cổ vai gáy tức thì. Người bệnh có thể đến các trung tâm trị liệu để các chuyên gia thực hiện các kỹ thuật như xoa bóp, massage, bấm huyệt,... giúp hỗ trợ khắc phục di chứng đau nhức cổ vai gáy hậu covid.

    Ngoài ra, các sản phẩm thiết bị chăm sóc sức khỏe như ghế massage cũng là một lựa chọn thay thế hiệu quả cho biện pháp xoa bóp bằng con người. Các sản phẩm này mang đến nhiều ích lợi như tiết kiệm thời gian và chi phí đi đến các cơ sở trị liệu, sản phẩm sử dụng được nhiều lần, tuổi thọ dài,... Không chỉ vậy, hiện nay các sản phẩm ghế massage được nghiên cứu và phát triển với nhiều tính năng tiên tiến mô phỏng bàn tay của chuyên gia massage, quét cơ thể, dò tìm huyệt đạo, tìm điểm đau, chế độ massage đa dạng,...

    Hiện nay, các dòng ghế massage Nhật Bản đang được đánh giá cao nhất do được tích hợp những tính năng trị liệu vượt trội trong việc hỗ trợ giảm đau mỏi vai gáy.  Để lựa chọn được sản phẩm ghế massage phù hợp với người bệnh, bạn có thể truy cập website Maxcare Home để tham khảo thêm thông tin chi tiết.

    Ghế massage là một lựa chọn thông minh giúp tiết kiệm thời gian

    Ghế massage là một lựa chọn thông minh giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn hỗ trợ giảm đau mỏi vai gáy hiệu quả

    4. Lưu ý cho người bệnh đau mỏi vai gáy hậu Covid

    Biến chứng hậu covid ở mỗi người là khác nhau, nhưng để phòng ngừa và giảm tình trạng đau, nhức mỏi vai gáy người bệnh nên thực hiện theo một số lời khuyên sau:

    • Giữ ấm vùng lưng và vai gáy để bảo vệ phổi, phòng ngừa nguy cơ tái viêm phổi ở người covid. Điều này có thể khiến tình trạng đau nhức vai gáy càng nặng thêm.
    • Điều chỉnh chế độ ăn: Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng, Vitamin và khoáng chất thiết yếu của cơ thể. Người bệnh nên ăn nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc và thực phẩm bổ sung Canxi, Acid béo Omega 3,... tốt cho xương khớp và giúp nhanh chóng chữa lành các mô bị tổn thương. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm không tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe như đường, thuốc lá, rượu, bia, cafein.
    • Duy trì tập thể dục đều đặn: Nên tập thể dục khoảng 30 phút/ ngày. Người bệnh nên lựa chọn các bài tập phù hợp với bản thân và chú trọng về tăng khả năng chịu đựng như đạp xe đạp, đi bộ, chạy bộ, bơi. Các bài tập này hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và giúp kiểm soát thể trọng hiệu quả.
    • Kiểm soát cân nặng: Thừa cân, béo phì gây ra nhiều áp lực lên hệ xương khớp. Vì vậy để hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, giảm nguy cơ đau mỏi vai gáy, người bệnh nên kiểm soát cân nặng trong khoảng cho phép bằng thực hiện chế độ ăn uống khoa học và luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
    • Kiểm soát căng thẳng: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng tăng cường hoạt động cơ do bị căng thẳng, stress. Điều này gây ra tình trạng cơ bắp trở nên căng cứng, làm tăng đau đớn và mệt mỏi cho vùng vai gáy. Do đó, người bệnh nên sắp xếp công việc và hoạt động hợp lý, nên dành một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể, tinh thần.

    Thay đổi lối sống thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

    Thay đổi lối sống thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nhức mỏi vai gáy hiệu quả

    5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

    Người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ khi mà bạn đã thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà nhưng không hiệu quả, tình trạng nhức mỏi vai gáy gây ra nhiều sự bất tiện trong sinh hoạt làm việc hoặc gặp phải một số dấu hiệu sau:

    • Thời gian đau mỏi vai gáy kéo dài, không thuyên giảm (hơn 2 tuần).
    • Đau mỏi vai gáy kèm một số biểu hiện khác như tê bì tay, đau nhức khớp vai và lan ra các vùng khác như đầu gối, lưng,...
    • Tình trạng không được cải thiện ngay cả khi đã sử dụng các biện pháp không dùng thuốc hoặc sử dụng thuốc được kê.
    • Ngoài ra người bệnh nên đến các các cơ sở y tế để kiểm tra mức độ phục hồi sau sử dụng các biện pháp điều trị nhức mỏi vai gáy.

    Người bệnh đau mỏi vai gáy hậu Covid cần đi khám bác sĩ

    Người bệnh đau mỏi vai gáy hậu Covid cần đi khám bác sĩ nếu gặp các dấu hiệu bất thường

    Đau mỏi vai gáy covid có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về nguyên nhân và biện pháp khắc phục của tình trạng này.

    Liên hệ ngay tới website Maxcare Home hoặc hotline 098-905-3888 để nhận được tư vấn và giải đáp các câu hỏi về sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhanh chóng nhất.

    Copyright © 2022 Maxcare Corporation. All rights reserved. Giấy phép ĐKKD số 0102685345 do Sở KHĐT TP.HN cấp ngày 02/01/2019