Cẩn trọng với đau mỏi vai gáy ở người trẻ tuổi

Cẩn trọng với đau mỏi vai gáy ở người trẻ tuổi
Nội dung bài viết

    1. Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy ở người trẻ

    Tỷ lệ người trẻ gặp các vấn đề đau nhức xương khớp, trong đó có đau mỏi vai gáy đang ngày càng tăng cao. Theo một thống kê từ các nhà khoa học Jordan và Hoa Kỳ, đau cổ gáy có thể xuất hiện trong độ tuổi 19 - 22 tuổi với tỷ lệ lên tới 42 - 67%.

    Khác với người trung niên và người cao tuổi, đau mỏi vai gáy ở người trẻ chủ yếu xuất phát từ thói quen sống không lành mạnh, chấn thương hoặc vận động không đúng cách. Các nguyên nhân bệnh lý hoặc thoái hóa thường ít gặp hơn, tuy nhiên người bệnh cũng không nên chủ quan do các nguyên nhân này có thể gây biến chứng nguy hiểm.

    Sau đây là những nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy phổ biến nhất người bệnh trẻ tuổi cần lưu ý:

    1.1. Nguyên nhân cơ học

    Đau mỏi vai gáy cơ học chiếm tỷ lệ lớn ở người trẻ với nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Cụ thể về các nguyên nhân cơ học gây đau mỏi vai gáy:

    • Tư thế ngồi: Dân văn phòng, công nhân điều khiển máy có đặc thù công việc phải ngồi trước các thiết bị trong thời gian dài có thể mắc thói quen gù lưng, căng cổ về phía trước khiến các cơ bị kéo căng, chịu áp lực lớn gây ra đau mỏi vai gáy bên trái hoặc đau mỏi vai gáy bên phải.
    • Lười vận động: Lười vận động khiến cho các cơ bắp vùng vai gáy không được hoạt động thường xuyên bị yếu đi và dễ bị căng cơ, đau cơ gân, gây ra đau vai gáy. Lười vận động còn làm tăng nguy cơ béo phì, tạo nhiều áp lực hơn lên vùng vai gáy.
    • Vận động và tập luyện không đúng cách: Bất kỳ ai nếu tập luyện quá sức, không đúng kỹ thuật, không khởi động đầy đủ trước khi vận động cũng có thể bị nhức mỏi vai gáy do ảnh hưởng đến cơ, khớp, dây chằng vùng vai gáy.
    • Stress kéo dài: Khi người bệnh bị stress, các cơ bắp, trong đó có cơ vai gáy có thể co bóp mạnh và căng cứng như một phản ứng sinh lý của cơ thể. Tình trạng kéo dài liên tục có thể dẫn đến đau nhức vai gáy.
    • Chấn thương: Chấn thương vùng cổ vai gáy hay gặp trong sinh hoạt, lao động, thể thao có thể dẫn đến tổn thương các cấu trúc vùng vai gáy như xương, cơ, dây chằng, mạch máu, thần kinh, từ đó dẫn đến đau mỏi vai gáy.
    • Hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia: Cồn trong rượu bia và nicotin trong thuốc lá có thể gây cản trở quá trình hấp thụ calci của cơ thể, gây giảm mật độ xương dẫn đến đau nhức vai gáy. Lạm dụng thuốc lá và rượu bia còn thúc đẩy quá trình lão hóa của xương khớp - một yếu tố nguy cơ khác của đau mỏi vai gáy.
    • Nhiễm lạnh: Nhiễm lạnh cũng là một nguyên nhân bị đau mỏi vai gáy. Nhiệt độ thấp khiến khi ngồi ngay dưới quạt, điều hòa gây thiếu máu cục bộ và cứng cơ vùng vai gáy, dẫn đến đau nhức cơ vai gáy.

    Tuy chiếm tỷ lệ lớn nhưng các nguyên nhân cơ học thường không gây ra các biến chứng nguy hiểm và dễ cải thiện hơn so với các nguyên nhân bệnh lý.

    Vận động, làm việc quá mức và các chấn thương cơ học có thể gây đau mỏi vai gáy

    Vận động, làm việc quá mức và các chấn thương cơ học có thể gây đau mỏi vai gáy ở người trẻ

    1.2. Nguyên nhân bệnh lý

    Người bệnh trẻ tuổi cũng có thể gặp phải những bệnh lý gây đau mỏi vai gáy như:

    • Thoái hóa đốt sống cổ: Một số ít các trường hợp do di truyền hoặc các bất thường trong cơ thể có thể xảy ra quá trình lão hóa sớm ở vùng đốt sống cổ. Các sụn và xương thoái hóa có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm hoặc kích thích lắng đọng calci trên dây chằng, chèn ép tủy sống và các rễ thần kinh xung quanh gây nên tình trạng đau nhức vùng vai gáy. Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bại liệt, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình,...
    • Thoát vị đĩa đệm cổ: Mang vác quá mức, chấn thương hoặc thoái hóa cột sống cổ gây đĩa đệm bị lệch, trượt ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh dẫn đến nhức mỏi vùng vai gáy. Các biến chứng như bại liệt, thiểu năng tuần hoàn não cũng có thể xảy ra ở người bệnh bị thoát vị đĩa đệm.
    • Viêm dây thần kinh: Các dây thần kinh quan vùng vai gáy bị viêm do chấn thương, nhiễm trùng, chuyển hóa có thể khiến người bệnh đau mỏi, châm chích, tê cứng vùng vai gáy. Viêm dây thần kinh ít gặp nhưng thường gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động vùng vai gáy của người bệnh và tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ, xuất huyết não.
    • Viêm gân, viêm bao khớp: Các phần mềm quanh khớp vai như gân, cơ, dây chằng hoặc bao khớp bị viêm có thể gây sưng và đau vai gáy quanh các vùng này. Các bệnh lý có thể gặp ở các vận động viên, người lao động nặng và có thể diễn biến nặng với nhiều vấn đề như cứng khớp vai, teo cơ, khô khớp và tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
    • Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi: Tuy ít gặp nhưng các tình trạng xơ cứng động mạch, chấn thương, viêm hoặc nhiễm trùng máu cũng có thể gây đau mỏi vai gáy do làm giảm lưu lượng máu đến vùng này, gây yếu giảm độ đàn hồi của cơ bắp. Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi lâu ngày có thể dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não.
    • Khác: Các bệnh lý phổi, u phổi hoặc u quanh vùng cổ vai gáy cũng có thể dẫn đến đau mỏi vai gáy ở người trẻ.

    Một số bệnh lý thoái hóa gây đau mỏi vai gáy

    Một số bệnh lý thoái hóa gây đau mỏi vai gáy như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể gặp ở người trẻ

    2. Biểu hiện và biến chứng của đau mỏi vai gáy ở người trẻ

    Đau mỏi vai gáy ở người trẻ có đầy đủ các biểu hiện của đau mỏi vai gáy như nhức mỏi, cứng cơ khớp vùng vai gáy ở nhiều mức độ từ âm ỉ, kéo dài đến dữ dội. Các cơn đau thường tăng lên vào lúc sáng sớm, khi giảm nhiệt độ hoặc khi hoạt động mạnh và giảm bớt khi người bệnh nghỉ ngơi. Đau mỏi vai gáy có thể lan lên đầu, xuống cánh tay và đi kèm các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, đau mỏi vai gáy tê bì chân tay, rối loạn cảm giác và vận động vùng vai gáy.

    Đau mỏi vai gáy ở người trẻ chủ yếu do các nguyên nhân cơ học nên thường nhẹ và ít biến chứng. Tuy nhiên, đau mỏi vai gáy kéo dài hoặc các bệnh lý có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm như:

    • Thiếu máu não: Hệ động mạch gần cột sống bị chèn ép do nhiều nguyên nhân hoặc lưu lượng máu không ổn định do thiểu năng tuần hoàn ngoại vi có thể dẫn đến thiếu máu não với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, rối loạn vận động, rối loạn tiền đình,...
    • Liệt: Dây thần kinh quanh vùng vai gáy bị chèn ép hoặc viêm kéo dài có thể bị suy giảm khả năng khả năng hoạt động dẫn đến bại biệt.
    • Tổn thương thần kinh: Viêm dây thần kinh sau gáy và các bệnh lý gây thiếu máu não có thể gây tổn thương thần kinh não bộ và cột sống với các triệu chứng suy giảm thị lực, rối loạn vận động, đau đầu, nôn ói, rối loạn tâm thần, liệt,...

    Đau mỏi vai gáy kéo dài hoặc các bệnh lý có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng

    Đau mỏi vai gáy kéo dài hoặc các bệnh lý có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng như liệt, thiểu năng tuần hoàn não

    3. Chẩn đoán đau mỏi vai gáy ở người trẻ

    Ngoài các nguyên nhân cơ học và thói quen sinh hoạt, người bệnh đau mỏi vai gáy không nên bỏ qua các nguyên nhân bệnh lý bởi hậu quả nghiêm trọng của chúng. Vì vậy người bệnh nên đến khám tại các cơ sở tế để được bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

    Các bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và xem xét tiền sử bệnh để nắm chính xác thời điểm cơn đau bắt đầu cũng như những triệu chứng cụ thể. Khám lâm sàng thường yêu cầu người bệnh cử động vai, cổ, cánh tay để đánh giá về phạm vi chuyển động. Ngoài ra, bác sĩ cũng thường chỉ định thêm một số xét nghiệm sau để đưa ra kết luận chính xác nhất, bao gồm:

    • Chụp X-quang: Phương pháp này có thể phát hiện một số bệnh lý phổ biến như viêm khớp, trượt đĩa đệm, hẹp ống sống, gãy xương, khối u và các vấn đề liên quan tới tim, phổi.
    • Chụp MRI và CT: Chụp MRI và CT giúp bác sĩ đánh giá các yếu tố như thần kinh, dây chằng, gân… để xác định các nguyên nhân X - quang không thể nhìn ra được.
    • Điện cơ đồ (EMG): Điện cơ đồ dùng để do tốc độ dẫn truyền thần kinh, từ đó chẩn đoán các tình trạng đau cổ, vai, cánh tay hoặc hiện tượng tê, ngứa ran liên quan.
    • Chọc dò tủy sống: Phương pháp này thường dùng khi nghi cờ có nhiễm trùng.
    • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu thường được dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh và các yếu tố nguy cơ của đau mỏi vai gáy.

    Chụp MRI và chụp CT giúp bác sĩ đánh giá các yếu tố liên quan

    Chụp MRI và chụp CT giúp bác sĩ đánh giá các yếu tố liên quan trong đau mỏi vai gáy như thần kinh, dây chằng, gân…

    4. Cách điều trị đau mỏi vai gáy ở người trẻ tuổi

    Dưới đây là các phương pháp thường được chỉ định điều trị đau mỏi vai gáy ở người trẻ tuổi:

    4.1. Điều trị tại chỗ

    Các biện pháp điều trị tại chỗ có tác dụng giảm đau tức thời và rất tiện lợi cho người trẻ cải thiện triệu chứng nhanh chóng.

    4.1.1. Dùng miếng dán giảm đau

    Biện pháp này rất tiện lợi cho người bệnh bởi tính thuận tiện và hiệu quả cao. Các miếng dán giảm đau thường chứa một số hoạt chất có tác dụng giảm đau, thúc đẩy lưu thông khí huyết và thư giãn cơ bắp. Hiện nay, trên thị trường cũng đã có thêm một số loại thuốc dạng gel có tác dụng tương tự.

     Miếng dán giảm đau rất tiện lợi cho người bệnh

     Miếng dán giảm đau rất tiện lợi cho người bệnh trong việc cải thiện triệu chứng tức thời

    4.1.2. Chườm nóng

    Chườm nóng giúp thư giãn cơ bắp, tăng cường lưu thông máu đến vùng vai gáy, từ đó hỗ trợ giảm đau, giảm cứng cổ và làm dịu dây thần kinh bị chèn ép cho người bệnh.

    Người bệnh có thể dùng khăn ngâm nước nóng hoặc túi chườm ấm để chườm lên vùng đau nhức 2  - 3 lần một ngày, mỗi lần 15 - 20 phút.

    Lưu ý: tránh chườm nóng khi bị vùng vai gáy đau mỏi có dấu hiệu viêm xung huyết hoặc có vết thương hở.

    4.1.3. Chườm lạnh

    Chườm lạnh có tác dụng giảm sưng, phù nề, hạn chế cấp máu đến vùng tổn thương nên thường áp dụng cho những trường hợp đau mỏi vai gáy do viêm, xung huyết. Người bệnh có thể dùng khăn hoặc túi chườm bọc đá lạnh chườm lên vùng đau nhức 2 - 3 lần, mỗi lần 15 - 20 phút.

    Chườm lạnh thường áp dụng cho những trường hợp đau mỏi vai gáy do viêm

    Chườm lạnh thường áp dụng cho những trường hợp đau mỏi vai gáy do viêm, xung huyết.

    4.1.4. Dùng dầu nóng hoặc cồn thuốc xoa bóp

    Xoa bóp kết hợp với dầu nóng giúp thư giãn cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn máu hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ giảm đau nhức vai gáy rất tốt. Người bệnh có thể tự xoa bóp hoặc nhờ người thân xoa bóp hộ khoảng 15 - 20 phút.

    4.1.5. Massage bấm huyệt

    Massage bấm huyệt là phương pháp điều trị có hiệu quả cao đối với đau mỏi vai gáy cơ học, đồng thời hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng do các bệnh lý rất tốt. Massage bấm huyệt vừa có tác động giãn cơ, giảm co cứng cơ bắp vừa giúp ổn định các dây thần kinh bị chèn ép và hỗ trợ lưu thông máu hiệu quả, từ đó giúp giảm đau vai gáy.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm về massage bấm huyệt trị đau mỏi vai gáy trong bài viết Cách bấm huyệt trị đau mỏi vai gáy ĐÚNG CHUẨN

    Cuộc sống hiện đại bận rộn khiến người bệnh trẻ tuổi ít có thời gian để đến các phòng khám, trung tâm massage thực hiện trị liệu bấm huyệt. Vì vậy, các thiết bị hỗ trợ tại nhà như ghế massage toàn thân sẽ là lựa chọn phù hợp do hiệu quả tương tự, tiết kiệm thời gian và kinh tế.

    Người bệnh nên chọn các dòng ghế massage hiện đại được tích hợp các tác dụng như quét cơ thể, dò tìm huyệt đạo, massage không trọng lực, chế độ riêng cho cổ vai gáy,... Một số dòng ghế massage người bệnh tham khảo:

    Ghế massage là lựa chọn tiết kiệm thời gian và kinh tế

    Ghế massage là lựa chọn tiết kiệm thời gian và kinh tế cho người bệnh trẻ đau mỏi vai gáy

    4.2. Điều trị chuyên khoa

    Điều trị chuyên khoa sẽ áp dụng cho trường hợp đau mỏi vai gáy nặng, do các nguyên nhân bệnh lý và có dấu hiệu biến chứng.

    4.2.1. Dùng thuốc

    Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị đau mỏi vai gáy ở người trẻ:

    • Thuốc giảm đau: Paracetamol, thuốc chống viêm non-steroid (Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam, Celecoxib,...) hoặc thuốc giảm đau Opioid (Codein, Tramadol, Morphin,...)
    • Thuốc giãn cơ: Eperisone, Mephenesin
    • Thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin, pregabalin
    • Corticosteroid: sử dụng trong trường hợp bị chèn ép rễ thần kinh nặng và viêm cấp tính.

    Các loại thuốc giảm đau, giãn cơ và giảm đau thần kinh

    Các loại thuốc giảm đau, giãn cơ và giảm đau thần kinh thường được sử dụng cho người đau mỏi vai gáy

    4.2.2. Phẫu thuật

    Phẫu thuật sẽ ngăn chặn được các biến chứng và phục hồi hệ cơ xương khớp cổ vai gáy cho người bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật thường chỉ áp dụng cho các trường hợp đau mỏi do nguyên nhân bệnh lý với triệu chứng nặng, áp dụng các biện pháp khác không hiệu quả và có nguy cơ biến chứng cao.

    4.2.3. Vật lý trị liệu

    Vật lý trị liệu sẽ được bác sĩ chỉ định để phục hồi chức năng khi người bệnh bị đau mỏi vai gáy ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt hàng ngày. Vật lý trị liệu có thể được áp dụng kèm với các biện pháp khác để tăng cường hiệu quả.

    Người bệnh sẽ cần đến các phòng khám để thực hiện trị liệu hoặc tự tập các bài tập kéo duỗi cổ, vai gáy, giãn cơ theo hướng dẫn của các chuyên viên. Một số phương pháp vật lý trị liệu người bệnh có thể tham khảo như hồng ngoại, siêu âm, điện xung,...

    Xem thêm: Vật lý trị liệu - Phương pháp trị đau mỏi vai gáy an toàn, hiệu quả, ít biến chứng

    Vật lý trị liệu sẽ được chỉ định khi đau mỏi vai gáy ảnh hưởng đến vận động

    Vật lý trị liệu sẽ được chỉ định khi đau mỏi vai gáy ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt hàng ngày.

    4.3. Điều trị bằng các mẹo dân gian

    Bên cạnh các biện pháp kể trên, các mẹo dân gian cũng có hiệu quả rất tốt trong điều trị đau mỏi vai gáy do các nguyên nhân cơ học, sinh lý cho người trẻ.

    4.3.1. Ngải cứu và rượu trắng

    Ngải cứu từ lâu đã được sử dụng trong điều trị đau nhức xương khớp do có tính ấm, giúp ổn định khí huyết, tăng cường lưu thông máu, giúp giảm đau hiệu quả. Người trẻ đau mỏi vai gáy có thể kết hợp ngải cứu với rượu trắng để tăng tác dụng giảm đau.

    Nguyên liệu: 50g ngải cứu, rượu trắng 40 độ.

    Cách thực hiện: Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ và đem sao khô. Tưới lên một ít rượu trắng và đảo đều cho hỗn hợp thấm vào nhau và khô bớt nước. Bọc hỗn hợp còn ấm vào khăn vải và chườm lên vùng vai gáy đau nhức trong 15 - 20 phút.

    Ngải cứu từ lâu đã được sử dụng trong điều trị đau nhức xương khớp

    Ngải cứu từ lâu đã được sử dụng trong điều trị đau nhức xương khớp

    4.3.2. Gừng tươi và rượu gừng

    Theo y học cổ truyền, gừng tươi có vị cay, tính ấm, giúp phát tán phong hàn, vì vậy giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau mỏi vai gáy tốt. Gừng kết hợp với rượu có tính vị tương tự sẽ giúp cải thiện tốt hơn các triệu chứng cho người bệnh.

    Người bệnh có thể sử dụng gừng tươi hoặc rượu gừng để giảm đau mỏi vai gáy như sau:

    Đắp gừng tươi:

    • Nguyên liệu: 2 - 3 củ gừng tươi, giấm ăn và muối hạt.
    • Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, để ráo nước rồi đem đi giã nát với 1 thìa muối hạt và 2 thìa giấm ăn. Đắp hỗn hợp vừa giã lên vùng vai gáy đau nhức và cố định bằng băng gạc y tế trong 20 - 25 phút.

    Xoa bóp bằng rượu gừng:

    • Nguyên liệu: 4 - 5 củ gừng tươi, 1 lít rượu trắng
    • Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, để ráo nước rồi đem đi ngâm với rượu trắng 35 - 40 độ trong vòng 1 tháng. Lấy rượu đó đem đi massage, xoa bóp vùng vai gáy đau nhức 1 - 2 lần/ngày.

    4.3.3. Lá lốt và muối hạt

    Theo các nghiên cứu hiện đại, nhiều thành phần trong lá lốt như tinh dầu và Alkaloid đã được chỉ ra hiệu quả giảm đau nhức xương khớp. Lá lốt cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị đau vai gáy nhờ khả năng chống viêm, trừ lạnh, giúp tăng cường lưu thông máu và thư giãn cơ khớp.

    Nguyên liệu: 30 - 50g nắm lá lốt, 1 thìa muối hạt.

    Cách thực hiện: Lá lốt rửa sạch, để ráo nước và đem sao trên lửa lớn với muối hạt to trong 2 - 3 phút. Sau đó cho hỗn hợp ra khăn hoặc túi vải bọc lại, đem chườm lên lên vùng vai gáy đau nhức trong khoảng 15 phút. Khi hỗn hợp đã nguội, người bệnh có thể đem sao nóng lại và tái sử dụng một lần nữa.

    điều trị đau mỏi vai gáy bằng lá lốt và muối hạt

    Người bệnh có thể điều trị đau mỏi vai gáy bằng lá lốt và muối hạt

    4.3.4. Cây lá đắng

    Cây lá đắng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giảm sưng đau, xung huyết nên thường được sử dụng cho người bệnh đau mỏi vai gáy do viêm, chấn thương phần mềm.

    Nguyên liệu: 20 - 30g vỏ cây lá đắng.

    Cách thực hiện: Vỏ cây lá đắng đem đi rửa sạch với nước và phơi khô trong bóng râm. Sau đó đem sắc với 3 bát nước đến khi cạn còn một bát, chia ra uống 2 lần trong ngày và uống trong 7 - 10 ngày.

    4.3.5. Rượu ngâm hạt gấc

    Hạt gấc có nhiều thành phần như  Lipid, Tanin, Photphotoba, Invedaxa có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm nên hỗ trợ tốt trong việc cải thiện triệu chứng đau mỏi vai gáy cho người bệnh.

    Nguyên liệu: 50 hạt gấc, 1,5 lít rượu trắng 45 độ.

    Cách thực hiện: Rửa sạch hạt gấc, bỏ lớp màng bên ngoài, sau đó để phơi khô một nắng rồi nướng trên than cho cháy đen. Tách bỏ phần vỏ cứng của hạt, lấy nhân mềm bên trong giã nhuyễn thành bột và đem đi ngâm rượu trong  20 - 30 ngày. Người bệnh có thể tẩm rượu vào khăn mỏng đắp lên vùng vai gáy đau nhức hoặc dùng để xoa bóp.

    Hạt gấc chứa nhiều thành phần có tác dụng giảm đau

    Hạt gấc chứa nhiều thành phần có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm vai gáy

    5. Phòng ngừa đau mỏi vai gáy ở người trẻ thế nào cho hiệu quả?

    Phòng ngừa đau mỏi vai gáy ở người trẻ là rất quan trọng bởi tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn làm tăng nguy cơ các bệnh lý thoái hóa, mãn tính khác. Dưới đây là một số khuyến cáo trong phòng ngừa đau mỏi vai gáy ở người trẻ:

    • Vận động và sinh hoạt đúng tư thế: Người bệnh nên tránh các tư thế không tốt cho cột sống và cổ vai gáy như gù lưng, cúi đầu lâu, nằm dựa vào ghế hay ngủ trên bàn,...
    • Tránh ngồi lâu, vận động mạnh, làm việc quá sức: Người bệnh nên nghỉ ngơi sau 1 - 2 tiếng và đi lại xung quanh để các cơ bắp và cột sống được thư giãn. Tránh mang vác, vận động mạnh và làm việc quá sức để hạn chế chấn thương cột sống và cổ vai gáy.
    • Hạn chế thuốc lá và rượu bia: Hạn chế thuốc lá và rượu bia là rất quan trọng để giảm bớt tần suất các cơn đau, viêm vai gáy và hạn chế nguy cơ thoái hóa sớm.
    • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh cần bổ sung trong chế độ ăn các dưỡng chất cần thiết cho cổ vai gáy như Calci, Magie, Vitamin B, C, D,... Ngoài ra, người bệnh cũng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tăng cường sức khỏe toàn diện và hỗ trợ giảm nguy cơ thoái hóa xương khớp.
    • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: Người bệnh nên tập thể dục, thể thao hàng ngày với các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý khởi động làm nóng cơ thể trước khi luyện tập để hạn chế tối đa các chấn thương.
    • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần: Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp người bệnh xác định sớm những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm và điều trị kịp thời, tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

    Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và hợp lý

    Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và hợp lý sẽ giúp người trẻ hạn chế nguy cơ đau mỏi vai gáy

    Đau mỏi vai gáy đã trở thành một tình trạng phổ biến ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là ở người trẻ tuổi. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng ngừa và điều trị đau mỏi vai gáy ở người trẻ và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.

    Liên hệ ngay hotline 0989 053 888 để được Maxcare Home tư vấn chi tiết về ghế massage toàn thân cho người đau mỏi vai gáy.

    Copyright © 2022 Maxcare Corporation. All rights reserved. Giấy phép ĐKKD số 0102685345 do Sở KHĐT TP.HN cấp ngày 02/01/2019