Người già đau mỏi vai gáy: Phòng ngừa và điều trị thế nào cho hiệu quả?

Người già đau mỏi vai gáy: Phòng ngừa và điều trị thế nào cho hiệu quả?
Nội dung bài viết

    Đau mỏi vai gáy là chứng bệnh phổ biến ở người già và thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân khiến người già đau mỏi vai gáy? Phòng ngừa và điều trị tình trạng này như thế nào cho hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.

    1. Tại sao người già dễ bị đau mỏi vai gáy?

    Ở người già, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể xảy ra khiến hệ cơ xương khớp dần suy giảm chức năng và dễ bị tổn thương hơn bởi nhiều bệnh lý cấp và mạn tính. Vì vậy, không chỉ đau mỏi vai gáy ở người trẻ, người già cũng có nguy cơ bị đau mỏi vai gáy rất cao. Đồng thời, thói quen ít vận động và sinh hoạt không đúng cách cũng góp phần dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy cho người.

    Các nguyên nhân triệu chứng đau mỏi vai gáy ở người già:

    • Thoái hóa đốt sống cổ: Sự thoái hóa của sụn và xương có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm và chèn ép lên dây thần kinh cột sống, gây nên những cơn đau khó chịu, tê buốt lan dần từ cổ xuống vai.
    • Thoát vị đĩa đệm: Các nguyên nhân như mang vác nặng trên cổ, khuân vác sai các, chấn thương cột sống hoặc thoái hóa đốt sống cổ có thể khiến đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép vào tủy sống hoặc các dây thần kinh quanh nó gây đau nhức cổ vai gáy.
    • Vẹo cột sống cổ: Đây là dị tật hay xảy ra ở người cao tuổi do thoái hóa, loãng xương hoặc sai tư thế như gối đầu cao, nằm hoặc vận động không đúng cách. Vẹo cột sống khiến cột sống cổ và 2 bên vai chịu áp lực không cân đối gây đau nhức âm ỉ và cứng cổ vai gáy.
    • Chấn thương cơ học vùng vai gáy: Các chấn thương cơ học do va đập hoặc vận động gây tổn thương phần mềm hoặc ảnh hưởng đến gân khớp và dây chằng vùng vai gáy cũng là một nguyên nhân gây đau nhức vai gáy ở người già.
    • Tư thế sinh hoạt và vận động không đúng: Ít vận động, ngồi trong thời gian dài hoặc tập luyện quá mức, sai kỹ thuật có thể tạo gánh nặng lên vùng vai gáy, gây căng cơ, gân dẫn đến nhức mỏi, tê buốt vai gáy.
    • Thiếu máu cục bộ vùng vai gáy: Thiếu máu cục bộ vùng vai gáy là phản ứng sinh lý của cơ thể xảy ra khi người cao tuổi ngồi lâu trước quạt hoặc ra ngoài trời không đội mũ, nón để ánh sáng chiếu thẳng vào vùng vai gáy. Phản ứng này gây gián đoạn lưu thông máu đến vùng vai gáy khiến người bệnh nhức mỏi.
    • Nhiễm lạnh: Nhiệt độ thấp có thể làm giảm lưu thông máu nuôi dưỡng vùng vai gáy, dẫn đến các triệu chứng co cứng, mỏi vai gáy.
    • Nguyên nhân khác: U đỉnh phổi, viêm khớp cũng có thể gây đau mỏi vai gáy ở người già, tuy nhiên ít phổ biến hơn.

    Ở người cao tuổi, đau mỏi vai gáy không chỉ do một trong các nguyên nhân kể trên mà thường do nhiều nguyên nhân kết hợp, gây biểu hiện ở nhiều tính chất và mức độ khác nhau. Dựa trên tính chất của triệu chứng, đau mỏi vai gáy có thể được chia thành:

    • Đau mỏi vai gáy cấp tính: Đau cơ năng rất dễ gặp ở người cao tuổi do các tác động đột ngột như tắm nước lạnh, ngủ không đúng tư thế, mang vác nặng hoặc do chấn thương cơ, dây chằng vùng cổ vai gáy. Đau mỏi vai gáy cấp tình có thể biểu hiện với tính chất dữ dội, châm chích và tê buốt nhiều, khiến người bệnh khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ biến mất dần theo thời gian và không để lại di chứng.
    • Đau mỏi vai gáy mạn tính: Đau mỏi vai gáy mãn tính ở người cao tuổi chủ yếu do các bệnh lý thoái hóa cơ xương khớp với tính chất dai dẳng, kéo dài và có thể gây những di chứng nghiêm trọng. Biểu hiện của đau vai gáy mạn tính có thể âm ỉ hoặc có những cơn đau dữ dội không thường xuyên, có thể kèm theo một vài triệu chứng khác như đau lan xuống cánh tay, đau mỏi vai gáy bên phải, đau mỏi vai gáy tê bì chân tay hoặc đau đầu chóng mặt.

    Quá trình lão hóa tự nhiên ở người già làm tăng nguy cơ

    Quá trình lão hóa tự nhiên ở người già làm tăng nguy cơ mắc đau mỏi vai gáy

    2. Hậu quả của đau mỏi vai gáy ở người già

    Người già đau mỏi vai gáy thường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi. Các cơn đau khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu và gây khó khăn khi vận động, sinh hoạt. Đau mỏi vai gáy kéo dài còn khiến người bệnh thiếu ngủ, suy nhược tinh thần và có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng biến chứng nguy hiểm.

    Các nguyên nhân về thoái hóa thường dễ dẫn đến biến chứng ở người cao tuổi nếu không được điều trị đúng cách. 2 biến chứng sau đau mỏi vai gáy thường gặp ở người cao tuổi là:

    • Bại liệt: Các bệnh lý gây đau mỏi vai gáy do chèn ép thần kinh như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cổ, vẹo cột sống có thể gây suy giảm phản xạ thần kinh cơ của người bệnh. Chèn ép kéo dài hoặc kèm theo chèn ép tủy sống có thể gây bại liệt.
    • Thiểu năng tuần hoàn máu: Các chấn thương hoặc các bệnh lý thoái hóa có thể gây chèn ép hệ động mạch cột sống, cản trở lưu thông máu lên não dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não và tăng nguy cơ đột quỵ ở người già. Biểu hiện thường thấy là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thăng bằng và định hướng không gian, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tiền đình,...

    Các bệnh lý chèn ép thần kinh gây đau mỏi vai gáy

    Các bệnh lý chèn ép thần kinh gây đau mỏi vai gáy có thể dẫn đến biến chứng thiểu năng tuần hoàn não

    3. Điều trị đau mỏi vai gáy ở người già như thế nào cho hiệu quả?

    Tình trạng lão hóa tự nhiên của cơ thể là không thể tránh khỏi. Vì vậy, ở người cao tuổi, mục tiêu điều trị đau mỏi vai gáy chủ yếu là cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, tăng cường chất lượng cuộc sống và tuổi thọ cho người bệnh.

    Để hạn chế tối đa các biến chứng, điều trị đau mỏi vai gáy cần điều trị theo nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị phù hợp, không nên tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc để điều trị.

    Cách biện pháp điều trị đau mỏi vai gáy thường được áp dụng cho người già:

    3.1. Nghỉ ngơi, thư giãn

    Người già đau mỏi vai gáy nhẹ do các nguyên nhân cơ học như căng cơ, giãn dây chằng, chấn thương phần mềm chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể phục hồi sẽ giúp cải thiện các cơn đau mỏi mà không cần dùng thuốc hoặc chăm sóc quá nhiều.

    Đối với đau mỏi vai gáy do bệnh lý mạn tính, nghỉ ngơi để thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng cũng giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế tiến triển bệnh tốt hơn.

    Nghỉ ngơi thư giãn giúp người cao tuổi cải thiện các cơn đau

    Nghỉ ngơi thư giãn giúp người cao tuổi cải thiện các cơn đau mỏi và chất lượng cuộc sống

    3.2. Chườm ấm

    Đối với người già đau mỏi vai gáy thì việc chườm nóng có tác dụng giảm đau tức thời trong hầu hết các trường hợp. Người bệnh có thể sử dụng miếng đệm sưởi, khăn hoặc miếng gạc ấm và chườm nhẹ nhàng khoảng 15 - 20 phút/lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 3 giờ.

    Tuy nhiên, người bệnh nên tránh chườm nóng khi đau mỏi vai gáy có dấu hiệu viêm sưng nặng hoặc có vết thương hở.

    3.3. Chườm lạnh

    Chườm lạnh có hiệu quả tốt trong việc giảm đau mỏi vai gáy cấp tính. Người bệnh có thể cho đá lạnh vào khăn mềm hoặc túi chườm rồi chườm lên vùng vai gáy đau nhức 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 15 - 20 phút.

    3.4. Dùng thuốc

    Điều trị cho người già đau mỏi vai gáy bằng thuốc thường áp dụng để giảm triệu chứng và ngăn ngừa suy giảm chức năng thần kinh, xương khớp. Dùng thuốc giúp giảm nhanh và hiệu quả các triệu chứng đau vai gáy, tuy nhiên người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Các nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị đau mỏi vai gáy:

    • Thuốc giảm đau: Paracetamol, giảm đau opioid (codein, tramadol), thuốc kháng viêm không steroids (NSAIDs: diclofenac, piroxicam, meloxicam, celecoxib…)
    • Thuốc giãn cơ: Epirison, Mephenesine (thường dùng khi người bệnh bị co cứng cơ)
    • Thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin, Pregabalin (dùng trong các trường hợp đau mỏi vai gáy do chèn ép dây thần kinh)
    • Vitamin nhóm B: B1, B6, B12 hoặc mecobalamin, hỗ trợ điều hòa hoạt động thần kinh.
    • Corticosteroid: sử dụng trong trường hợp bị chèn ép rễ thần kinh nặng và viêm cấp tính.

    Điều trị bằng thuốc giúp ngăn ngừa suy giảm chức năng thần kinh

    Điều trị bằng thuốc giúp ngăn ngừa suy giảm chức năng thần kinh, xương khớp cho người bệnh

    3.5. Vật lý trị liệu

    Người già đau mỏi vai gáy điều trị bằng vật lý trị liệu có hiệu quả cao trong việc giảm đau nhức, phục hồi chức năng vận động và làm chậm tiến triển của quá trình thoái hóa. Đau mỏi vai gáy ở người già phần lớn xuất phát từ sự thoái hóa cơ xương khớp. Vì vậy, các bác sĩ thường hạn chế chỉ định phẫu thuật mà sẽ ưu tiên vật lý trị liệu để điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh.

    Ngoài việc đến các phòng khám để thực hiện trị liệu bằng các phương pháp hồng ngoại, siêu âm, điện xung, người bệnh có thể tự tập các bài tập kéo duỗi vai, lưng, ngực theo hướng dẫn của các chuyên viên. Tuy nhiên, người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh tập luyện sai cách khiến tình trạng đau nhức thêm nghiêm trọng.

    3.6. Tập các bài tập giãn cơ

    Các bài tập giãn cơ giúp kéo giãn và tăng cường độ đàn hồi của cơ cổ, từ đó giúp giảm tình trạng co cứng. Đồng thời, các bài tập này còn có thể thúc đẩy lưu thông máu và hỗ trợ giảm đau mỏi hiệu quả cho người bệnh.

    Người cao tuổi có thể thực hiện một số bài tập sau đây:

    • Xoay cổ: Đứng hoặc ngồi thẳng. Từ từ xoay mặt sang trái đến khi tầm nhìn thẳng theo vai, giữ nguyên tư thế khoảng 5 - 10 giây. Lặp lại các bước tương tự với bên phải.
    • Duỗi cơ vai: Đứng hoặc ngồi thẳng lưng. Di chuyển hai tay ra phía sau lưng. Tay trái nắm lấy cổ tay phải và kéo về bên trái kết hợp nghiêng đầu bên trái. Giữ nguyên tư thế trong vòng 20 giây. Lặp lại các bước tương tự với bên phải.
    • Co duỗi 2 vai: Ngồi thẳng lưng và bắt chéo chân. Vòng tay phải ra sau lưng, dựa xuống đất làm trụ đỡ. Cúi đầu xuống sâu và nghiêng về bên trái, tay trái  vòng qua đầu sao cho bàn tay trái chạm vào tai phải. Xoay đầu nhẹ nhàng sang 2 bên trong khoảng 30 giây. Lặp lại các bước tương tự với bên phải.

    Xem thêm các bài tập: 16+ Bài tập chuyên sâu giảm đau nhức mỏi cổ vai gáy từ chuyên gia 

    Các bài tập giãn cơ thúc đẩy lưu thông máu và hỗ trợ giảm đau mỏi

    Các bài tập giãn cơ thúc đẩy lưu thông máu và hỗ trợ giảm đau mỏi hiệu quả cho người bệnh.

    3.7. Phẫu thuật

    Phẫu thuật thường được các bác sĩ chỉ định cho các trường hợp bệnh nặng, áp dụng các biện pháp khác không hiệu quả hoặc trường hợp có chèn ép thần kinh và tủy sống với nguy cơ biến chứng cao. Phương pháp phẫu thuật thường đem lại hiệu quả tốt và có thể dứt điểm tình trạng đau vai gáy. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan bởi tình trạng đau mỏi vẫn có thể tái phát nếu người bệnh không được chăm sóc đúng cách.

    3.8. Xoa bóp, massage bấm huyệt

    Xoa bóp, massage bấm huyệt là một trong những phương pháp điều trị và phục hồi chức năng đang được ưa chuộng dành cho người già đau mỏi vai gáy hiện nay. Phương pháp này không chỉ giúp giảm đau, cứng cơ vai gáy mà còn giúp ổn định các dây thần kinh bị chèn ép, tổn thương cho người bệnh.  Bạn có thể tham khảo thêm bài viết massage đau mỏi vai gáy để nắm được cách xoa bóp hiệu quả.

    Người bệnh có thể thực hiện massage trị liệu tại các phòng khám, trung tâm massage hoặc thực hiện tại nhà với các thiết bị hỗ trợ như ghế matxa. Đối với người bệnh cao tuổi, ghế massage toàn thân là lựa chọn kinh tế và tiết kiệm đáng kể thời gian mà vẫn có hiệu quả cao. Người bệnh nên chọn các dòng ghế massage tới từ Nhật Bản bởi khả năng trị liệu được chứng nhận, tính an toàn, tiện lợi cho người cao tuổi và có các chế độ phù hợp cho việc phục hồi đau mỏi cổ vai gáy.

    Hiện nay, chỉ có Family Inada là thương hiệu ghế massage duy nhất được công nhận là Ghế massage Y Tế Trị Liệu bởi chính phủ Nhật Bản với khả năng hỗ trợ trị liệu và quản lý sức khỏe vượt trội. Tại Việt Nam, ghế massage Inada hiện đang được phân phối độc quyền bởi Maxcare Home.

    Người bệnh có thể tham khảo các dòng ghế sau đây của thương hiệu Inada:

    Ghế massage trị liệu hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng vai gáy

    Ghế massage trị liệu hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng vai gáy cho người bệnh

    4. Các biện pháp ngăn ngừa chứng đau mỏi vai gáy ở người già

    Quá trình thoái hóa tự nhiên là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đau mỏi vai gáy là tình trạng người bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các thực hiện một lối sống lành mạnh, khoa học. Cụ thể:

    4.1. Sinh hoạt và vận động đúng tư thế

    Chủ động điều chỉnh tư thế đúng sẽ giúp người già phòng ngừa và cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy do vẹo cột sống và sai tư thế khi vận động, sinh hoạt. Cụ thể:

    • Điều chỉnh tư thế làm việc: Người bệnh không nên ngồi và cúi xuống lâu khi làm việc. Khi ngồi, người bệnh cũng cần chú ý thẳng lưng, cổ, 2 vai ngang nhau và tay đặt trên bàn song song với mặt đất để giảm áp lực lên cột sống.
    • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Người cao tuổi nên nghỉ ngơi thường xuyên giữa lúc làm việc để cơ thể được phục hồi và giảm gánh nặng lên xương khớp.
    • Không nằm, ngồi quá lâu: Giữ nguyên một tư thế lâu có thể khiến giảm tốc độ lưu thông của máu trong cơ thể, các cơ bắp không được vận động cũng dễ bị yếu và co cứng hơn làm tăng đau mỏi vai gáy. Người bệnh nên nghỉ ngơi 10 - 15 phút sau mỗi 2 tiếng làm việc để cơ thể được thư giãn tốt nhất.
    • Thận trọng khi hoạt động vùng cổ vai gáy: Người bệnh không nên xoay cổ, vặn cổ, xoay lưng mạnh.

    4.2. Tập luyện thể thao thường xuyên

    Tập luyện thường xuyên không chỉ giúp hạn chế được tiến triển bệnh mà còn giúp các cơ khớp hoạt động trơn tru hơn, hạn chế teo cơ và đau nhức vùng vai gáy. Nguyên tắc tập luyện cho người già đau mỏi vai gáy:

    • Chủ động luyện tập thể dục đều đặn, chọn các môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe: Người bệnh có thể tập các bài tập như đi bộ, thể dục buổi sáng, múa thể dục, chơi cầu lông, bóng bàn, bơi, đi xe đạp…
    • Tập luyện với mức độ phù hợp: Người bệnh nên tập luyện theo thể trạng, ngừng tập khi các khớp đến giới hạn và tránh tập luyện quá sức. Người bệnh có thể tập luyện 10 phút nghỉ 2 phút để cơ thể nhanh lại sức và tránh chấn thương.

    Người già đau mỏi vai gáy nên chọn các môn thể thao phù hợp

    Người già đau mỏi vai gáy nên chọn các môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe

    4.2. Ăn uống khoa học, hợp lý

    Ăn uống khoa học và hợp lý sẽ giúp người bệnh làm chậm tiến triển của quá trình thoái hóa và ngăn ngừa các biến chứng của đau mỏi vai gáy hiệu quả. Để hỗ trợ quá trình phục hồi một cách tốt nhất, người bệnh cần:

    • Bổ sung đủ dưỡng chất quan trọng cho cơ xương khớp như Calci, Vitamin B, C, D, Magnesi,...
    • Ăn nhiều rau củ và các loại trái cây để bổ sung chất xơ và Vitamin, giúp hỗ trợ tiêu hóa và phục hồi cơ thể.
    • Sử dụng chất béo lành mạnh từ dầu thực vật, cá biển, tránh các chất béo bão hòa trong mỡ, nội tạng động vật, thực phẩm chiên rán,...
    • Bổ sung thêm các chất chống oxy hóa để hỗ trợ giảm viêm, ngăn ngừa thoái hóa như như quả mọng, socola đen, các loại hạt,...
    • Hạn chế sử dụng thực phẩm có hại như các chất kích thích, thực phẩm hạn chế hấp thu Calci, kích thích phản ứng viêm.

    Xem thêm: 6+ thực phẩm cho người đau mỏi vai gáy - Gợi ý từ chuyên gia

    4.3. Kiểm soát cân nặng

    Ở người cao tuổi, thừa cân và béo phì sẽ tạo áp lực lớn lên các khớp xương, cột sống và làm tăng tiến triển tình trạng thoái hóa của cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần chủ ý kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý để hạn chế các cơn đau nhức.

    Để giảm cân an toàn, người bệnh cần tuân theo nguyên tắc sau đây:

    • Tăng cường tập luyện thể dục để tiêu hao mỡ thừa và duy trì sức khỏe xương khớp.
    • Kiểm soát lượng tinh bột nạp vào cơ thể: Người bệnh nên giảm dần lượng cơm trắng bằng cách ăn cơm trắng xen kẽ với các món ít tinh bột như khoai lang, yến mạch, gạo lứt.
    • Không bỏ bữa sáng và ăn ít hơn vào bữa tối: Ăn sáng sẽ giúp cơ thể bổ sung năng lượng cho ngày mới, hạn chế hạ đường huyết. Đồng thời, người bệnh cũng nên cắt giảm nhiều tinh bột hơn và thay bằng rau củ vào bữa tối để hạn chế thừa calo và tăng tạo chất béo.
    • Nhai kỹ để no lâu hơn, hạn chế ăn nhiều và giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn.
    • Hạn chế đồ ăn nhiều đường, dầu mỡ, thực phẩm giàu cholesterol để tránh thừa năng lượng và tích tụ chất béo.
    • Uống nhiều nước: Người bệnh nên duy trì uống đủ ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.
    • Tăng cường rau củ quả và trái cây để bổ sung chất xơ và các Vitamin, khoáng chất thiết yếu khác: Người bệnh nên ăn rau củ quả với tỷ lệ ½ khẩu phần mỗi bữa.

    Người cao tuổi đau mỏi vai gáy cần chú ý

    Người cao tuổi đau mỏi vai gáy cần chú ý kiểm soát cân nặng

    Yếu tố nguy cơ chủ yếu gây đau mỏi vai gáy ở người già là tình trạng lão hóa tự nhiên của cơ thể. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin để giúp người già đau mỏi vai gáy cải thiện tình trạng bệnh, hạn chế lão hóa và tăng chất lượng cuộc sống.

    Liên hệ hotline 0989 053 888 để được Maxcare Home tư vấn chi tiết về ghế massage toàn thân Family Inada cho người đau mỏi vai gáy bạn nhé!

     

    Copyright © 2022 Maxcare Corporation. All rights reserved. Giấy phép ĐKKD số 0102685345 do Sở KHĐT TP.HN cấp ngày 02/01/2019