Thức uống thiên nhiên cải thiện đau mỏi vai gáy - 15 gợi ý từ chuyên gia
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người đau mỏi vai gáy cải thiện triệu chứng và hạn chế tiến triển của bệnh tốt hơn. Tuy vậy, hiện nay vẫn có không ít người thắc mắc không biết đau mỏi vai gáy nên uống gì để tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 15 thức uống tốt cho người đau mỏi vai gáy. Tham khảo ngay!
1. Người đau mỏi vai gáy nên uống gì?
Người đau mỏi vai gáy được khuyến cáo nên uống đủ nước mỗi ngày để cải thiện trao đổi chất tốt hơn và thúc đẩy tạo dịch khớp. Thay vì uống nước lọc và bổ sung dinh dưỡng thông qua thức ăn, người đau mỏi vai gáy có thể sử dụng một số thức uống bổ dưỡng sau đây để tăng ngon miệng:
1.1. Sữa
Các loại sữa là thức uống giúp cải thiện sức khỏe xương khớp cho người bệnh hiệu quả. Cụ thể:
1.1.1. Sữa bò
Sữa bò rất giàu các dưỡng chất quan trọng cho thần kinh và xương khớp như Calci, Magie và Vitamin B12, giúp điều hòa dẫn truyền thần kinh và hỗ trợ người đau mỏi vai gáy phục hồi trong các trường hợp đau mỏi vai gáy do các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh. Đồng thời, bổ sung đủ Calci sẽ giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung 3 ly sữa bò mỗi ngày. Người đau mỏi vai gáy có thể uống trực tiếp hoặc sử dụng sữa bò để làm sinh tố.
Sữa bò rất giàu các dưỡng chất quan trọng cho thần kinh và xương khớp
1.1.2. Sữa hạt
Vitamin nhóm B và Magie dồi dào trong các loại sữa hạt giúp cải thiện dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ giảm đau và phục hồi cho người đau mỏi vai gáy do chèn ép dây thần kinh. Một số loại sữa hạt như sữa đậu nành và sữa hạnh nhân còn giúp bổ sung lượng lớn Calci cần thiết cho sức khỏe xương khớp, giúp ngăn ngừa loãng xương và làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.
Các loại sữa hạt trị đau mỏi vai gáy người bệnh nên sử dụng:
- Sữa đậu nành: Bên cạnh các dưỡng chất trên, sữa đậu nành còn chứa Phytoestrogen, một chất có tác dụng thúc đẩy sự hấp thụ Canxi của cơ thể, phòng ngừa mất xương, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp gây đau mỏi vai gáy.
- Sữa hạnh nhân: Sữa hạnh nhân nổi bật với hàm lượng Calci lớn và giàu các chất chống oxy hóa như Vitamin E và Polyphenol, giúp làm giảm các triệu chứng sưng viêm, giảm đau và hạn chế tiến triển đau mỏi vai gáy.
Sữa hạt rất giàu Protein nên người đau mỏi vai gáy chỉ nên uống 300 - 500 ml mỗi ngày.
Sữa đậu nành cung cấp lượng lớn Calci giúp người đau mỏi vai gáy cải thiện sức khỏe xương
1.2. Nước ép rau củ và trái cây
Các loại nước ép rau củ và trái cây là nguồn cung cấp Vitamin và khoáng chất thiết yếu tuyệt vời cho người đau mỏi vai gáy.
1.2.1. Nước ép dưa chuột
Người đau mỏi vai gáy có thể giảm cân bằng nước ép dưa chuột để làm giảm áp lực lên vai gáy do thức uống này chứa rất ít đường và Calo. Bên cạnh đó, dưa chuột cũng chứa một lượng đáng kể Vitamin K - chất có khả năng thúc đẩy cơ thể hấp thu Calci, giúp tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, đẩy nhanh quá trình đông máu và hạn chế sưng viêm vùng vai gáy.
Người bệnh có thể uống 1 - 2 ly nước ép dưa chuột mỗi ngày.
Nước ép dưa chuột cung cấp Vitamin K và giúp người đau mỏi vai gáy giảm cân
1.2.2. Nước ép cà chua
Cà chua rất giàu các dưỡng chất quan trọng cho hệ thần kinh và xương khớp như Vitamin A, C, K, B6. Magie, Phospho. Bên cạnh Vitamin K có vai trò giữ gìn xương chắc khỏe, các chất chống oxy hóa trong cà chua như Vitamin C, Beta-caroten, Lycopen, Lutein và Zeaxanthin còn hỗ trợ làm giảm các tổn thương ở cột sống và cơ khớp, từ đó cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy.
Người đau mỏi vai gáy nên uống 1 - 2 ly nước ép cà chua mỗi ngày.
1.2.3. Cần tây và dứa
Lượng Vitamin C dồi dào trong cần tây và dứa giúp tăng sản sinh collagen nuôi dưỡng cơ gân và xương khớp, từ đó hỗ trợ điều trị các bệnh lý gây đau mỏi vai gáy và phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ rất tốt. Đồng thời, các chất chống oxy hóa flavonoid và Polyphenol trong cần tây còn giúp chống viêm và hỗ trợ giảm đau vai gáy hiệu quả.
Người đau mỏi vai gáy nên uống ít nhất một cốc nước ép cần tây và dứa mỗi ngày.
Nước ép cần tây và dứa giúp bổ sung Vitamin C và các chất chống oxy hóa cho người đau vai gáy
1.2.4. Nước dừa
Nước dừa là thức uống tốt cho người đau mỏi vai gáy nhờ tính mát, thanh nhiệt, hỗ trợ giảm viêm sưng vai gáy. Đồng thời, nước dừa còn cung cấp một lượng lớn các dưỡng chất quan trọng như Vitamin B, Kali, Magie, Phospho, Calci, Kẽm,... giúp cải thiện sức khỏe xương khớp và thần kinh, từ đó giúp hạn chế nguy cơ của đau mỏi vai gáy.
Theo khuyến cáo, người đau mỏi vai gáy nên uống 1 - 2 cốc nước dừa mỗi ngày.
1.2.5. Nước cam ép
Nước cam là nguồn bổ sung Vitamin C phổ biến nhất. Không chỉ thúc đẩy tổng hợp collagen làm tăng sự dẻo dai cho xương khớp, Vitamin C còn có tác dụng chống oxy hóa giúp chữa lành các tổn thương ở vai gáy, làm giảm phản ứng sưng viêm và giúp phục hồi tốt hơn.
Người bệnh có thể uống 2 - 3 cốc nước cam ép mỗi ngày.
Nước cam là nguồn bổ sung Vitamin C phổ biến cho người đau mỏi vai gáy
1.2.6. Sinh tố chuối và mật ong
Chuối rất giàu Vitamin C, B6 và Magie, các hợp chất giúp nuôi dưỡng cơ xương khớp, tăng lưu thông dẫn truyền hệ thần kinh và hỗ trợ giảm viêm hiệu quả. Khi kết hợp chuối với mật ong chứa các chất chống oxy hóa như Acid Phenolic và Polyphenol, hỗn hợp này sẽ giúp làm giảm các tổn thương cơ xương tại vùng vai gáy và thúc đẩy phục hồi cho người đau mỏi vai gáy.
Người đau mỏi vai gáy nên uống ít nhất 1 cốc sinh tố chuối và mật ong mỗi ngày.
1.2.7. Sinh tố quả mọng
Thành phần nổi bật nhất trong các loại quả mọng là các chất chống oxy hóa đa dạng với hàm lượng dồi dào. Các chất chống oxy hóa trong quả mọng không chỉ giúp hạn chế các tổn thương và sưng viêm vai gáy cho người đau mỏi vai gáy mà còn giúp phòng ngừa tiến triển các bệnh lý thoái hóa - một trong những nguyên nhân chính gây đau mỏi vai gáy.
Người đau mỏi vai gáy nên uống ít nhất 1 cốc sinh tố quả mọng mỗi ngày.
Sinh tố quả mọng giàu chất chống oxy hóa giúp hạn chế các tổn thương và sưng viêm vai gáy
1.3. Trà
Các loại trà là nguồn cung cấp các chất chống viêm và chống oxy hóa giúp hạn chế các tổn thương thần kinh và quá trình thoái hóa xương khớp - nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy hàng đầu.
1.3.1. Trà xanh
Trà xanh rất giàu các hoạt chất Polyphenol, trong đó nổi bật là EGCG (Epigallocatechin 3-gallate) - một hoạt chất có lợi cho người đau mỏi vai gáy. EGCG đã được chứng minh tác dụng chống viêm, bảo vệ tế bào không bị oxy hóa bởi các gốc tự do trong các bệnh lý thần kinh, xương khớp, đồng thời giúp bảo tồn khớp xương và bao hoạt dịch.
Bên cạnh đó, trà xanh còn chứa Caffein có tác dụng tăng cường tiêu thụ năng lượng và thoái hóa mỡ, từ đó giúp người đau mỏi vai gáy kiểm soát cân nặng và giảm áp lực lên vai gáy và cột sống cổ.
Lưu ý: Người đau mỏi vai gáy chỉ nên uống 1 - 2 ly trà xanh mỗi ngày và tránh uống trước khi đi ngủ do Cafein trong trà có tác dụng làm tỉnh táo và tăng nhịp tim.
Trà xanh giúp bảo tồn khớp xương, bao hoạt dịch và hỗ trợ người đau mỏi vai gáy kiểm soát cân nặng
1.3.2. Trà gừng
Gừng từ lâu đã trở thành vị thuốc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị đau mỏi xương khớp và vai gáy nhờ tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm đau và giảm co cứng cơ khớp hiệu quả. Các nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra các chất cay trong gừng cũng có tác dụng chống viêm và giảm đau, đặc biệt trong các trường hợp đau mỏi do tập luyện hoặc chấn thương cơ học.
Người đau mỏi vai gáy có thể uống trà gừng nóng 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Người đau mỏi vai gáy bị tăng huyết áp hoặc có biểu hiện sưng đỏ, sung huyết nên tránh dùng trà gừng.
1.3.3. Trà nghệ
Trà nghệ có tác dụng tốt cho người đau mỏi vai gáy nhờ hoạt chất Curcumin. Curcumin có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh, giúp giảm các triệu chứng viêm, sưng tấy vai gáy và ngăn ngừa nguy cơ đau mỏi vai gáy do các bệnh lý thoái hóa, viêm xương khớp và thần kinh.
Người bệnh nên uống trà nghệ 1 - 2 lần mỗi ngày.
Trà nghệ chứa hoạt chất Curcumin có công dụng giảm các triệu chứng viêm, sưng tấy vai gáy
1.4. Bài thuốc dân gian tốt cho người đau mỏi vai gáy
Bên cạnh các loại thức uống thông thường, người đau mỏi vai gáy có thể sử dụng thêm một số bài thuốc dân gian sau đây:
1.4.1. Nước lá lốt sắc
Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ lạnh, thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ khớp nên rất tốt cho người đau mỏi vai gáy. Một số thành phần như tinh dầu và Alkaloid được tìm thấy trong lá lốt cũng đã được chỉ ra hiệu quả giảm đau nhức tốt, giúp cải thiện triệu chứng của đau mỏi vai gáy.
Người đau mỏi vai gáy nên duy trì uống nước lá lốt sắc trong 7 - 10 ngày để thấy được hiệu quả.
Nước lá lốt có tác dụng trừ lạnh, thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ khớp cho người đau mỏi vai gáy
1.4.2. Nước rễ trinh nữ
Cây trinh nữ từ lâu đã được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền trị đau nhức xương khớp nhờ tính hàn, vị đắng, giúp làm dịu cơn đau và chống viêm hiệu quả trong các trường hợp đau vai gáy do viêm, sung huyết hoặc các chấn thương cơ học. Bên cạnh đó, cây trinh nữ còn có tác dụng tĩnh tâm, an thần, giúp người đau mỏi vai gáy giảm mệt mỏi và có giấc ngủ ngon hơn.
Người đau mỏi vai gáy nên duy trì uống nước rễ cây trinh nữ trong 5 - 7 ngày để thấy được hiệu quả.
1.4.3. Nước cây lá đắng
Tương tự cây trinh nữ, cây lá đắng có vị đắng, tính hàn giúp làm giảm sưng đau vai gáy rất tốt. Các Polyphenol trong cây lá đắng đã được ghi nhận tác dụng chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả, nhờ vậy có hiệu quả cải thiện các triệu chứng của đau mỏi vai gáy.
Lưu ý: Người đau mỏi vai gáy bị huyết áp thấp không nên uống nước cây lá đắng.
Cây lá đắng có hiệu quả cải thiện các triệu chứng của đau mỏi vai gáy
2. Lưu ý khi chọn thức uống cho người đau mỏi vai gáy
Ngoài việc lựa chọn các thức uống có lợi, người đau mỏi vai gáy cũng cần lưu ý:
2.1. Tránh các thức uống có hại
Người đau mỏi vai gáy nên tránh một số thức uống sau đây:
- Nước ngọt đóng chai: Nước ngọt đóng chai chứa rất nhiều đường có thể thúc đẩy phản ứng viêm viêm cấp, mạn tính và dẫn đến stress oxy hóa, làm nặng thêm các triệu chứng sưng, đau ở vai gáy và tăng tiến triển các tình trạng thoái hóa.
- Rượu bia: Cồn trong rượu bia có thể làm tăng các dấu hiệu của phản ứng viêm trong cơ thể như Protein phản ứng C, gây đau nhức vai gáy nặng hơn.
Uống rượu bia có thể gây đau mỏi vai gáy nặng hơn
2.2. Uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước sẽ giúp duy trì trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể, từ đó tăng chuyển hóa và làm giảm các phản ứng viêm. Đồng thời, bổ sung đủ nước còn giúp bảo tồn dịch bao khớp, giúp các khớp vận động khỏe mạnh, trơn tru và hạn chế được tình trạng đau mỏi vai gáy do đau khớp.
Người đau mỏi vai gáy nên chú ý lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày tối thiểu là 1,5 lít nước.
2.3. Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý với chế độ tập luyện phục hồi chức năng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng chế độ luyện tập phù hợp sẽ giúp người đau mỏi vai gáy cải thiện các triệu chứng nhanh chóng và điều trị các bệnh lý căn nguyên hiệu quả.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người đau mỏi vai gáy:
- Bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho xương khớp và thần kinh như Calci, Magie, Vitamin B, C, D,...
- Sử dụng các loại thực phẩm giàu các chất chống viêm và chống oxy hóa như quả mọng, gừng, tỏi, nghệ,...
- Ăn nhiều trái cây, rau củ quả để tăng cường cung cấp chất xơ và các Vitamin
- Ưu tiên chất béo lành mạnh và tránh chất béo chuyển hóa
- Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc làm hạn chế hấp thu Calci, kích thích phản ứng viêm
Tham khảo thêm tại: 6+ thực phẩm cho người đau mỏi vai gáy - Gợi ý từ chuyên gia
Nguyên tắc tập luyện cho người đau mỏi vai gáy:
- Lựa chọn các loại hình tập luyện phù hợp với tình trạng bệnh. Người đau mỏi vai gáy có thể tham khảo các bài tập giãn cơ hoặc các môn thể thao như yoga, chạy bộ, đi bộ, bơi lội, pilates,...
- Tập luyện với cường độ phù hợp bằng cách xác định giới hạn chịu đựng của cơ thể khi tập, tránh tập luyện quá sức khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Khởi động kỹ trước khi tập luyện bất kỳ một môn thể thao nào.
- Tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Những người bị hạn chế vận động do đau mỏi vai gáy có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ tại nhà như ghế mát xa toàn thân nếu không có thời gian tới các trung tâm phục hồi chức năng. Ghế massage hiện đại được trang bị nhiều tính năng hiện đại như massage không trọng lực, dò tìm huyệt đạo, quét cơ thể và massage hồng ngoại, giúp hỗ trợ giảm đau, tăng cường lưu thông máu và cải thiện chức năng vận động cho người đau mỏi vai gáy.
Một số dòng ghế massage toàn thân người đau mỏi vai gáy có thể tham khảo:
- Ghế massage toàn thân Inada Medical Chair HCP-S878D
- Ghế massage toàn thân Family Inada Therapina Robo HCP-LPN30000D
- Ghế massage toàn thân Maxcare Max686pro
- Ghế massage toàn thân Maxcare Max4D Smart
Ghế massage toàn thân giúp hỗ trợ giảm đau, tăng cường lưu thông máu và cải thiện chức năng vận động cho người đau mỏi vai gáy
Các dòng ghế này đều được phân phối độc quyền tại Maxcare Home. Tham khảo thêm các dòng ghế massage chất lượng cao cho người đau mỏi vai gáy tại đây.
2.4. Hạn chế các thói quen xấu ảnh hưởng đến vai gáy
Các thói quen xấu như nằm nghiêng, ngồi quá lâu, ngồi gù lưng, ít vận động là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau mỏi vai gáy. Vì vậy, việc hạn chế các thói quen này là rất quan trọng. Người đau mỏi vai gáy cần chú ý:
- Khi ngủ, nên nằm ngửa và chọn gối có độ cao vừa phải để giảm áp lực lên cột sống cổ. Nên chọn đệm có độ đàn hồi tốt để máu lưu thông tốt trong vùng vai gáy.
- Ngồi thẳng lưng, cổ chỉ nên cúi nhẹ. Đồng thời điều chỉnh ghế sao cho hai chân đặt thoải mái lên sàn, đầu gối thấp hơn hông.
- Điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Người bệnh nên vận động và đi lại nhẹ nhàng 5 - 10 phút sau mỗi 2 tiếng làm việc.
- Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo vật lý trị liệu đau mỏi vai gáy và cách xoa bóp đau mỏi vai gáy.
Trên đây là chia sẻ về 15 thức uống tốt cho người đau mỏi vai gáy. Hy vọng bài viết này sẽ giúp giải đáp câu hỏi đau mỏi vai gáy nên uống gì, giúp người đau mỏi vai gáy xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ cải thiện bệnh và hồi phục nhanh hơn.
Nếu có thắc mắc về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho người đau mỏi vai gáy, vui lòng liên hệ hotline 0989 053 888 để được Maxcare Home tư vấn chi tiết.