Cách chữa đau mỏi vai gáy của người Nhật - Đơn giản mà hiệu quả

Cách chữa đau mỏi vai gáy của người Nhật - Đơn giản mà hiệu quả
Nội dung bài viết

    1. Các cách chữa đau mỏi vai gáy của người Nhật

    Nếu bạn không biết đau mỏi vai gáy phải làm sao thì có thể tham khảo cách làm của người Nhật Bản. Người Nhật rất chú trọng giảm đau vai gáy thông qua các tác động vật lý, cơ học và hạn chế dùng thuốc. Dưới đây là các bài tập chữa đau vai gáy phổ biến của người Nhật:

    1.1. Bài tập dùng khăn chữa đau mỏi vai gáy theo cách của người Nhật

    Dùng khăn tác động lên vùng giảm đau vai gáy sẽ giúp các cơ bắp được tác động nhẹ nhàng, giúp giảm căng cơ và tăng cường lưu thông máu.

    1.1.1 Đặt khăn dưới bả vai

    Cách đặt khăn dưới bả vai có tác dụng điều chỉnh đúng tư thế tự nhiên của cột sống và xương khớp vùng cổ vai gáy, thúc đẩy tuần hoàn máu thông qua vai gáy nhiều hơn để hỗ trợ giảm đau và tăng khả năng vận động cổ vai gáy. Ngoài ra, cách này còn giúp giảm nguy cơ và triệu chứng tê bì, đau lan xuống cánh tay.

    Chuẩn bị: Một tấm vải mềm hoặc một chiếc khăn tắm cỡ vừa.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Gấp lại và cuộn tròn chiếc khăn vừa chuẩn bị.
    • Bước 2: Nằm ngửa trên giường, thả lỏng, hít thở chậm, đều.
    • Bước 3: Đặt cuộn khăn dọc theo bả vai phải, hơi lệch về bên phải và tránh đặt ngang.
    • Bước 4: Úp bàn tay trái vào vai phải rồi đưa tay phải sang ngang, sau đó nâng dần hai tay lên theo chiều thẳng đứng và giữ nguyên trong 10 giây.
    • Bước 5: Thả lỏng cơ thể, hạ tay xuống và thực hiện tương tự với bên vai trái. Lặp lại các động tác 2 - 3 lần.

    Người bệnh nên tập bài tập này 3 - 5 lần mỗi ngày.

    Bài tập đặt khăn dưới bả vai giúp điều chỉnh tư thế và cải thiện lưu thông máu

    Bài tập đặt khăn dưới bả vai giúp điều chỉnh tư thế và cải thiện lưu thông máu cho người bệnh

    1.1.2. Đặt khăn dưới vùng cổ gáy

    Đặt khăn dưới vùng cổ vai gáy giúp đưa cột sống cổ về đúng tư thế tự nhiên, hạn chế cong vẹo cột sống cổ gây đau nhức và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cổ. Đồng thời, bài tập này còn giúp giãn cơ, khớp cũng như tăng khả năng vận động cơ khớp cổ và vùng vai gáy.

    Chuẩn bị: Một tấm vải mềm hoặc một chiếc khăn tắm cỡ vừa.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Cuộn tròn chiếc khăn vừa chuẩn bị.
    • Bước 2: Đứng thẳng trên sàn sao cho cổ và lưng thẳng.
    • Bước 3:Hai bàn tay giữ hai bên đầu khăn và vòng khăn ra sau vùng vai gáy, dùng lực kéo nhẹ nhàng để khăn và cổ sát với nhau.
    • Bước 4: Giữ nguyên lực tay để khăn tắm đỡ lấy phần cổ rồi từ từ ngả đầu ra phía sau đến khi hết mức có thể, mắt nhìn hướng lên trần nhà. Duy trì tư thế này 10 - 20 giây rồi di chuyển cổ từ từ về tư thế ban đầu.

    Người bệnh nên tập bài tập này 3 - 5 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 7 - 10 lượt.

    Đặt khăn dưới cổ vai gáy giúp giãn cơ, khớp

    Đặt khăn dưới cổ vai gáy giúp giãn cơ, khớp cũng như tăng khả năng vận động cơ khớp cổ và vùng vai gáy

    1.1.3. Bài tập nâng tạ bằng khăn

    Bài tập nâng tạ bằng khăn tắm chữa đau mỏi vai gáy theo cách của người Nhật giúp các cơ bắp và xương khớp vùng vai gáy được tác động lực vừa phải và đều đặn, từ đó thư giãn, giảm co cứng và tăng độ linh hoạt của cơ khớp rất tốt. Bài tập này cũng giúp cải thiện tư thế cột sống, giúp giảm áp lực lên vai gáy và hỗ trợ giảm đau mỏi.

    Chuẩn bị: Một chiếc khăn tắm dài.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Đứng thẳng lưng và cổ, hai chân rộng bằng vai, hai tay giữ khăn tắm sao cho tay duỗi thẳng và mở rộng hơn hông.
    • Bước 2: Hít sâu, chậm rãi. Từ từ đưa hai tay lên qua đầu giống như động tác nâng tạ. Trong quá trình nâng phải đảm bảo khăn luôn được giữ căng. Giữ tư thế trong 5 giây.
    • Bước 3: Thở ra từ từ, siết cánh tay. Hạ tay xuống dần và hướng ra phía sau để đưa khăn ra sau đầu đến khi khuỷu tay vuông góc. Giữ tư thế trong 5 giây.
    • Bước 4: Giữ khăn luôn thẳng, hạ tiếp khăn xuống qua vai đến khi cơ ngực được mở rộng, hai tay áp sát dọc theo lồng ngực theo mặt phẳng ngang. Giữ tư thế trong 5 giây.
    • Bước 5: Lặp lại các bước 3 - 5 lần.

    Người bệnh có thể tập nâng tạ bằng khăn 2 - 3 lần mỗi ngày.

    Trong quá trình tập bài tập nâng tạ phải đảm bảo khăn luôn được giữ căng

    Trong quá trình tập bài tập nâng tạ phải đảm bảo khăn luôn được giữ căng

    1.1.4. Sử dụng khăn kết hợp với tinh dầu

    Khăn tẩm tinh dầu từ thảo dược giúp người bệnh tăng cường khí huyết, thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng và giảm đau mỏi rất tốt. Các tinh dầu thường được sử dụng như gừng, quế, kinh giới, bạc hà,... còn giúp chống viêm, sưng đau cơ khớp và hỗ trợ chữa lành các tổn thương gây đau mỏi vai gáy cho người bệnh.

    Chuẩn bị: Một tấm vải mềm hoặc một chiếc khăn nhỏ.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Tẩm một lượng tinh dầu vừa đủ vào khăn và đặt khăn lên vùng vai gáy đau nhức.
    • Bước 2: Tác động lực từ bàn tay để xoa bóp nhẹ nhàng, dọc theo đường từ cổ xuống gáy, vai, bả vai, cánh tay và vùng lưng trên.
    • Bước 3: Xoa bóp trong vòng 15 -20 phút.

    Người bệnh nên thực hiện xoa bóp bằng khăn với tinh dầu 1 - 2 lần/ngày trong 7 - 10 ngày để thấy rõ tác dụng.

    Khăn với tinh dầu giúp chống viêm, sưng đau cơ khớp

    Khăn với tinh dầu giúp chống viêm, sưng đau cơ khớp và thư giãn tinh thần cho người bệnh

    1.2. Bài tập không dùng khăn chữa đau mỏi vai gáy theo cách của người Nhật

    Các bài tập không dùng khăn thường tác dụng chủ yếu vào các cơ bắp và có hiệu quả tốt trong các trường hợp đau mỏi vai gáy do cứng cơ, đau cơ, chấn thương phần mềm hoặc nhiễm lạnh,...

    1.2.1. Bài tập tác động cơ scapula

    Cơ scapula là phần cơ đi dọc theo xương bả vai và dễ bị đau mỏi do nhiễm lạnh, thói quen xấu khi sinh hoạt, làm việc và chấn thương. Tác động vào cơ scapula sẽ giúp thư giãn cơ, cải thiện độ đàn hồi, linh hoạt của cơ và kích thích lưu thông máu đến các vùng khác của vai gáy, làm tăng khả năng phục hồi các tổn thương.

    Cách thực hiện: 

    • Bước 1: Ngồi thẳng lưng và cổ trên ghế có lưng tựa thấp.
    • Bước  2: Đan hai tay và đặt ra sau đầu.
    • Bước 3: Thả lỏng phần ngực và vai để cơ ngực, cơ bụng và cơ scapula được thả lỏng.
    • Bước 4: Từ từ ưỡn người về phía sau, hít một hơi thật sâu và giữ trong 10 - 15 giây.
    • Bước 5: Từ từ di chuyển về tư thế ban đầu và lặp lại bài tập 3 lần.

    Người bệnh nên tập tác động cơ scapula ít nhất 7 - 10 lần mỗi ngày.

    Bài tập tác động cơ scapula

    Bài tập tác động cơ scapula

    1.2.2.  Bài tập tác động cơ scapula và cơ vai

    Tác động vào cả cơ scapula và cơ vai sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt của các cơ, hỗ trợ giảm đau cơ và ổn định khớp vai, từ đó giảm triệu chứng và ngăn ngừa đau mỏi vai gáy hiệu quả hơn. Các động tác co kéo hai cơ này còn hỗ trợ làm giảm chèn ép lên các dây thần kinh trong một số trường hợp nhẹ.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Đứng thẳng lưng cổ và dựa vào tường.
    • Bước 2: Khép hai khuỷu tay sát vào bên hông, điều chỉnh cho cẳng tay và bàn tay song song với mặt đất, bàn tay ngửa ra.
    • Bước 3: Từ từ đưa cẳng tay sang hai bên cơ thể, áp về phía tường để kéo cơ vai và cơ scapula về phía cột sống. Giữ nguyên tư thế 15 - 20 giây rồi lại trở về tư thế ban đầu.

    Người bệnh nên tập 2 - 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10 lượt.

    Bài tập tác động lên cả cơ vai và cơ scapula

    Bài tập tác động lên cả cơ vai và cơ scapula

    1.2.3. Bài tập kéo căng cổ

    Bài tập này giúp cơ cổ được kéo dãn hết mức, từ đó giảm co cứng, căng mỏi cổ và hỗ trợ điều chỉnh tư thế cột sống cổ, giúp hạn chế đau mỏi vai gáy do các nguyên nhân từ cột sống.

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Ngồi hoặc đứng sao cho lưng và cổ thẳng.
    • Bước 2: Từ từ nghiêng cổ sang trái đến hết mức có thể, giữ trong vòng 5 - 10 giây rồi thực hiện tương tự với bên còn lại.
    • Bước 3: Sau đó điều chỉnh đầu và cổ thẳng như ban đầu.
    • Bước 4: Quay đầu từ từ sang bên trái đến khi mắt hướng thẳng dọc theo chiều của vai, giữ giữ trong vòng 5 - 10 giây rồi thực hiện tương tự với bên còn lại.
    • Bước 5: Điều chỉnh đầu và cổ về tư thế nghỉ. Từ từ ngửa cổ ra sau hết mức có thể, giữ trong vòng 5 - 10 giây rồi từ từ cúi cổ về trước hết mức có thể. Tiếp tục giữ nguyên động tác trong 10 giây.
    • Bước 6: Lặp lại các bước 3 lần.

    Với bài tập này, người bệnh nên tập ít nhất 5 lần mỗi ngày.

    Bài tập kéo cơ cổ giúp giảm co cứng, căng mỏi cổ

    Bài tập kéo cơ cổ giúp giảm co cứng, căng mỏi cổ và giảm đau mỏi vai gáy

    2. Ưu - nhược điểm khi chữa đau mỏi vai gáy theo cách của người Nhật

    Bất kỳ phương pháp nào cũng đều sẽ tồn tại đồng thời ưu điểm và nhược điểm. Tương tự, cách chữa đau mỏi vai gáy của người Nhật tuy hiệu quả nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm. Cụ thể:

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    • Đơn giản, dễ thực hiện, không cần dùng dụng cụ hỗ trợ phức tạp.
    • An toàn, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng từ người trẻ đến người trung niên, cao tuổi.
    • Kinh tế, không tốn chi phí chuẩn bị, tiết kiệm thời gian tập vật lý trị liệu ở các phòng khám, trung tâm,...
    • Hiệu quả tốt với trường hợp đau mỏi vai gáy do các nguyên nhân cơ học, sinh lý, các trường hợp đau mỏi nhẹ và vừa.
    • Không có tác dụng phụ như khi dùng thuốc.
    • Hỗ trợ cải thiện sự dẻo dai, linh hoạt của cơ xương khớp cho người bệnh.
    • Hiệu quả chậm đối với các trường hợp đau mỏi vai gáy vừa và nặng.
    • Cần duy trì thực hiện các bài tập hàng ngày trong thời gian dài.
    • Không nên thực hiện đối với các nguyên nhân đau mỏi vai gáy là các bệnh lý có chèn ép dây thần kinh như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, hẹp ống sống, viêm dây thần kinh, gãy xương,...
    • Chỉ hỗ trợ điều trị triệu chứng, không điều trị dứt điểm được chứng bệnh.

    Như vậy, người bệnh đau mỏi vai gáy chỉ nên áp dụng cách điều trị của người Nhật trong các trường hợp bệnh nhẹ, do các nguyên nhân cơ học, thói quen xấu. Đối với các trường hợp nghi ngờ, đau mỏi vai gáy do bệnh lý, tốt nhất người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được xác định chính xác nguyên nhân và điều trị thích hợp, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

    Người bệnh chỉ nên áp dụng cách điều trị của người Nhật trong các trường hợp bệnh nhẹ

    Người bệnh chỉ nên áp dụng cách điều trị của người Nhật trong các trường hợp bệnh nhẹ, do các nguyên nhân cơ học, thói quen xấu

    Có thể bạn sẽ quan tâm:

    3. Lưu ý khi áp dụng cách chữa đau mỏi vai gáy của người Nhật

    Khi áp dụng chữa đau mỏi vai gáy theo cách của người Nhật, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

    • Kiên trì tập luyện hàng ngày và duy trì trong thời gian dài do các biện pháp của người Nhật thường có tác dụng chậm.
    • Tập luyện đúng cách, đảm bảo đúng tư thế và không tập luyện quá mức để tránh gây chấn thương và làm nặng thêm tình trạng đau mỏi.
    • Kết hợp với luyện tập thể dục thể thao phù hợp với thể trạng để nâng cao sức khỏe toàn diện, hỗ trợ điều trị các bệnh lý cổ vai gáy gây đau mỏi.
    • Điều chỉnh tư thế sinh hoạt vận động hợp lý, đảm bảo tư thế tự nhiên của cột sống, cơ khớp và giảm gánh nặng lên vùng vai gáy.
    • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng cho xương khớp như Calci, Magie, các vitamin nhóm B, C, D.
    • Loại bỏ các thói quen gây đau vai gáy trong sinh hoạt hàng ngày như ngồi lâu, ngồi gù lưng, cúi sâu, nằm nghiêng, nằm sấp, gối đầu quá cao,...
    • Đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hướng điều trị thích hợp khi cơn đau không thuyên giảm hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau lan xuống cánh tay, đau đầu chóng mặt, ù tai, rối loạn thăng bằng, rối, sưng hoặc xuất hiện khối u vùng vai gáy,...
    • Người khó cử động vai gáy hoặc khó xoay cổ không nên tập các bài tập căng cơ, kéo cổ. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như ghế massage toàn thân có chế độ trị liệu đau mỏi vai gáy.

    Để thực hiện trị liệu đau mỏi vai gáy, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn ghế massage Nhật Bản. Các dòng ghế matxa toàn thân sẽ được tích hợp các kỹ thuật massage chuyên sâu của Nhật Bản và các chế độ cổ vai gáy cho hiệu quả tương tự như các cách điều trị thông thường của người Nhật. Ngoài ra, ghế massage Nhật Bản còn có độ bền, an toàn cao và được tích hợp nhiều công nghệ khác như quét cơ thể, dò tìm huyệt đạo giúp tăng hiệu quả cải thiện triệu chứng cho người bệnh.

    Hiện nay, chỉ có Family Inada là thương hiệu ghế massage duy nhất được công nhận là Ghế massage Y Tế Trị Liệu bởi chính phủ Nhật Bản. Người bệnh tại Việt Nam có thể mua ghế massage Inada chính hãng, độc quyền phân phối tại Maxcare Home.

    Một số dòng ghế phù hợp cho người đau mỏi vai gáy của thương hiệu Inada:

    có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như ghế massage toàn thân

    Người khó cử động vai gáy hoặc khó xoay cổ có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như ghế massage toàn thân

    Nhìn chung, các phương pháp chữa đau mỏi vai gáy theo cách của người Nhật khá đơn giản, an toàn và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, người bệnh nên áp dụng chữa đau vai gáy theo cách của người Nhật khi có tình trạng sức khỏe phù hợp và nên kết hợp với các chế độ dinh dưỡng và luyện tập khác để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

    Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về ghế massage của thương hiệu Inada, vui lòng liên hệ tới hotline 0989 053 888 của Maxcare Home để được tư vấn.

    Copyright © 2022 Maxcare Corporation. All rights reserved. Giấy phép ĐKKD số 0102685345 do Sở KHĐT TP.HN cấp ngày 02/01/2019