Vì sao đau mỏi vai gáy khi trời lạnh? Làm gì để điều trị và phòng ngừa?

Vì sao đau mỏi vai gáy khi trời lạnh? Làm gì để điều trị và phòng ngừa?
Nội dung bài viết

    Đau mỏi vai gáy khi trời lạnh ở người trẻ thường do bị nhiễm lạnh khi tắm lâu hay khi đi ra đường không giữ ấm. Trong khí đó, đau mỏi vai gáy khi trời lạnh ở độ tuổi trên 50 thường do tình trạng bệnh lý xương khớp trở nặng. Vậy làm cách nào để điều trị và phòng ngừa đau mỏi vai gáy khi trời lạnh, cùng theo dõi bài viết sau.

    1. Hiện tượng đau mỏi vai gáy khi trời lạnh là gì?

    Đau mỏi vai gáy khi trời lạnh là tình trạng đau cứng cơ xung quanh vùng cổ vai gáy, hạn chế quay đầu cổ do cơ thể bị nhiễm lạnh.

    Đau mỏi vai gáy khi trời lạnh ở người bình thường (không mắc bệnh lý xương khớp) là triệu chứng tạm thời với tính chất:

    • Đau cục bộ: Đau nhức, mỏi cơ, căng cứng cơ, hạn chế vận động khớp cổ vai.
    • Cơn đau biến mất sau vài ngày: Chỉ với các biện pháp giảm đau tại chỗ như xoa bóp, chườm nóng/ chườm lạnh là cơn đau thuyên giảm.
    • Mức độ đau: đau tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

    Đau mỏi vai gáy khi trời trở lạnh đặc biệt rõ rệt ở người đang có bệnh lý xương khớp:  

    • Bệnh xương khớp tái phát và trở nặng với cơn đau vai gáy trở nên dữ dội.
    • Đau lan rộng: Đau lan lên trên vùng đầu, vùng trán, vùng chẩm; đau sang hai bả vai; đau mỏi vai gáy lan xuống cánh tay, cẳng tay, tê bì bàn tay.
    • Mức độ đau: có cảm giác đau nhức ngay cả khi nghỉ ngơi, vận động cổ khó khăn do cơ cứng và đau.
    • Choáng váng, buồn nôn, đau mỏi vai gáy ù tai,....

    Khi thời tiết giao mùa người già thường bị đau mỏi vai gáy

    Khi thời tiết giao mùa người già thường bị đau mỏi vai gáy

    2. Nguyên nhân đau mỏi vai gáy khi trời lạnh

    Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy, đặc biệt là khi trời lạnh ở người không có bệnh lý:

    • Khi trời lạnh, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm không khí đều thay đổi khiến cơ thể dễ bị hơi lạnh xâm nhập. (Hơi lạnh xâm nhập khi đi ngoài trời lạnh/ trời mưa, khi tắm nước lạnh…) Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, cơ chế phản xạ tự bảo vệ sẽ hoạt động như co cơ, co mạch để giữ ấm, tránh thoát nhiệt ra ngoài. Điều này làm thiếu lưu lượng oxy, lưu lượng máu, lưu lượng bạch huyết tuần hoàn trong cơ thể hoặc gây ứ đọng chất độc. Lúc này, cơ thể sẽ bị suy nhược kèm đau nhức, mệt mỏi. Ngoài ra, co mạch cũng làm cho dịch khớp kém lưu thông, khớp bị khô cứng, hạn chế vận động.
    • Nhiệt độ thấp là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, đặc biệt dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp. Khi này, triệu chứng hắt hơi và ho nhiều khiến các cơ vận động làm cho tình trạng đau vai gáy mùa lạnh nặng hơn. 
    • Lười vận động: Khi thời tiết lạnh, đa số mọi người thường làm biếng, lười vận động, khiến lưu lượng tuần hoàn giảm, các chất trung gian chuyển hóa bị ứ đọng gây đau cơ. Ít vận động làm hệ cơ xương khớp trở nên kém linh hoạt, gây đau khi hoạt động. Do đó, hiện tượng này còn được gọi là đau mỏi vai gáy của dân văn phòng.

    Hơi lạnh trực tiếp từ điều hòa sẽ khiến co cứng các cơ, gây nên cơn đau cổ gáy

    Hơi lạnh trực tiếp từ điều hòa sẽ khiến co cứng các cơ, gây nên cơn đau cổ gáy

    Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy khi trời lạnh ở người có yếu tố bệnh lý tác động:

    Cơ chế đau vai gáy khi nhiễm lạnh trên người có bệnh lý xương khớp tương tự như người bình thường. Hiện tượng co cơ, co mạch đột ngột gây ứ đọng các chất chuyển hóa trung gian tại tổ chức gây đau. Co cứng cơ chèn ép mạch máu, thiếu máu lên não gây đau đầu. 

    Ngoài ra, cơn đau có tính chất lan rộng kèm theo nhiều triệu chứng khác là do sự chèn ép của các gai xương vào đầu rễ thần kinh và tủy sống.

    Đau mỏi vai gáy khi trời lạnh ở người già thường là cơn đau tái phát của bệnh lý thoái hóa

    Đau mỏi vai gáy khi trời lạnh ở người già thường là cơn đau tái phát của bệnh lý thoái hóa

    3. Cách điều trị đau mỏi vai gáy khi trời lạnh

    Đau mỏi vai gáy khi trời lạnh cần được điều trị kịp thời, nếu để nhiễm lạnh sâu việc chữa trị sẽ khó khăn hơn. Co cơ quá lâu do lạnh khiến khí huyết khó lưu dẫn bởi mạch bị chèn ép. Lâu dần dẫn đến bệnh lý khác: tăng huyết áp, chèn ép tủy sống vùng cổ, rối loạn cảm giác khi cầm nắm, teo cơ, có thể liệt nửa người hoặc nặng hơn là đột quỵ do các mạch máu bị tắc nghẽn.

    3.1. Giữ ấm cơ thể - tránh bị nhiễm lạnh

    Khi bạn bị nhiễm lạnh hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp, tình trạng đau vai gáy sẽ nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên giữ ấm đặc biệt vùng đầu, tai, cổ, tay chân khi trời lạnh để đảm tuần hoàn lưu dẫn bình thường.

    Mặc quần áo đủ ấm, đi tất cùng các loại mũ và khăn choàng để cơ thể luôn được giữ ấm tốt. Bạn nhớ mặc áo kín gió và đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh bị cảm. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ngồi trực tiếp dưới máy lạnh, bởi vì hơi lạnh sẽ khiến cho cơ bị co cứng và cơn đau vai gáy nặng nề hơn. 

    Đầu, cổ, tai, tay chân là những bộ phận cần được giữ ấm nhất trong thời tiết giá lạnh

    Đầu, cổ, tai, tay chân là những bộ phận cần được giữ ấm nhất trong thời tiết giá lạnh

    3.2. Điều chỉnh cường độ và mức độ làm việc

    Khi các cơ đã bị co cứng, việc bạn làm việc gắng sức hay chỉ là cố gắng cử động quay cổ, có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh/ giãn dây chằng. 

    Khi đã bị đau vai gáy bạn nên điều chỉnh lại mức độ và cường độ hoạt động để tránh bệnh diễn biến trầm trọng hơn:

    • Tránh gắng sức, tránh mang vác vật nặng.
    • Tránh làm việc liên tục kéo dài. (nên nghỉ ngơi 5 phút sau 35 phút làm việc).

    Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh cho hệ cơ xương khớp phải gắng sức gây nên cơn đau mỏi vai gáy

    Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh cho hệ cơ xương khớp phải gắng sức gây nên cơn đau mỏi vai gáy

    3.3. Làm nóng giảm đau tại chỗ 

    Các biện pháp làm nóng tại chỗ đau sẽ giúp xoa dịu nhẹ nhàng cơn đau vai gáy.

    1 - Chườm nóng/ chườm lạnh: Dùng khăn ấm chườm lên vùng cơ bị co cứng, mạch máu được giãn nở, gân cơ được thư giãn nên cơn đau được cải thiện. Chườm lạnh bằng đá bọc trong túi chườm với mục đích ức chế thần kinh cảm giác, ngăn cản truyền tín hiệu đau. Thực hiện chườm mỗi lần khoảng 15 phút và mỗi ngày 3 - 3 lần. Lưu ý: Bạn cần điều chỉnh nhiệt độ vừa với cảm giác da, tránh gây bỏng nóng/ bỏng lạnh.

    3- Cồn thuốc xoa bóp: Các loại cồn thuốc, dầu cao kết hợp với động tác xoa bóp sẽ làm dầu nóng lên, làm thư giãn cơ, máu lưu thông tốt, giảm cơn đau mỏi. Thực hiện biện pháp xoa bóp nhẹ nhàng vùng đau mỏi khoảng 15 phút mỗi lần và 1 - 3 lần mỗi ngày giúp đẩy lùi cơn đau hiệu quả.

    3 - Miếng dán giảm đau Salonpas giúp giảm đau nhanh chóng trong điều trị triệu chứng đau vai gáy.

    3 - Bài thuốc dân gian: Sao nóng muối với các loại lá như ngải cứu, lá lốt. Hơi nóng từ muối rang giúp giãn nở tế bào da và niêm mạc, giúp các hoạt chất chống viêm/ giảm đau từ thảo dược dễ dàng thấm qua da và vào tổ chức phát huy tác dụng. Hơi nóng cũng giúp giãn nở cơ và giải phóng chèn ép trên mạch máu/ rễ thần kinh. Chườm lên vùng đau nhức khoảng 15 phút và thực hiện 3 - 3 lần mỗi ngày. Lưu ý: Những vùng đau tấy đỏ, sưng viêm không nên chườm nóng. 

    Xem thêm 10+ mẹo dân gian chữa đau mỏi vai gáy tại nhà hiệu quả

    Chữa đau mỏi vai gáy bằng lá lốt - mẹo từ dân gian

    Chữa đau mỏi vai gáy bằng lá lốt - mẹo từ dân gian

    3.4. Tắm với nước ấm

    Khi bị đau vai gáy, nên tắm với nước ấm nóng trong điều kiện kín gió để vừa làm ấm cơ thể, vừa xông hơi giúp mạch máu giãn nở không bị co thắt. Nhờ đó, máu lưu thông tốt hơn.

    3.5. Ghế massage nhiệt hồng ngoại

    Ghế massage toàn thân có vai trò hỗ trợ điều trị trong nhiều chứng bệnh. Ghế massage tích hợp các công nghệ hiện đại mang tới nhiều chương trình tự động: 

    • Massage bấm huyệt chuyên nghiệp như chuyên viên trị liệu nhờ hệ thống AI tự động định vị huyệt đạo. 
    • Massage nhiệt hồng ngoại: Liệu pháp nhiệt sưởi ấm giúp giãn mạch, giãn cơ, giảm đau tại chỗ. Trị liệu nhiệt giúp cơ thể thư giãn, thoải mái, các tác động massage hiệu quả sâu hơn.
    • Massage không trọng lực đưa cơ thể tới trạng thái nằm lơ lửng trên không, giảm áp lực cho hệ cơ xương khớp. Tư thế này có vị trí bàn chân ngang với tim giúp tuần hoàn lưu dẫn tốt, nuôi dưỡng cơ thể và đào thải độc tố ra ngoài.
    • Massage phục hồi cơ thể sau ngày dài làm việc. 
    • Massage thư giãn sâu giúp tăng cường các chất nội sinh (như bạch cầu miễn dịch, hormone hạnh phúc, hormone giảm đau). 
    • Massage kéo giãn là phương pháp trị liệu vật lý mang lại hiệu quả cao cho các trường hợp bị hạn chế vận động…

    Bạn có thể cân nhắc lựa chọn ghế massage đến từ Nhật Bản - nơi có phương pháp massage trị liệu Shiatsu nổi tiếng thế giới. Tại đây, ghế massage được lập trình bởi các kỹ sư nổi tiếng dưới sự cố vấn của bậc thầy massage. Nhờ đó, ghế massage mang đến hiệu quả vượt trội, cùng độ bền và độ an toàn cao. Chẳng hạn như ghế massage Maxcare chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình:

    Ghế massage Maxcare hiện được phân phối độc quyền bởi MaxCare Home. Để xem thêm các dòng ghế massage nổi tiếng như Family Inada, OHCO, DCore, bạn có thể tham khảo web Maxcare Home.

    Các kỹ thuật massage Shiatsu - tinh hoa Nhật Bản giúp hỗ trợ trị liệu đau mỏi vai gáy

    Các kỹ thuật massage Shiatsu - tinh hoa Nhật Bản giúp hỗ trợ trị liệu đau mỏi vai gáy

    3.6. Thăm khám bác sĩ chuyên khoa

    Đau mỏi vai gáy khi trời lạnh không quá nghiêm trọng, chủ yếu liên quan đến co mạch và thiếu máu. Các biện pháp trên đều hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Nếu cơn đau không thuyên giảm, kéo dài trên 1 tuần, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa. Bạn cần được bác sĩ thăm khám và điều trị nguyên nhân, tránh để bệnh diễn biến nặng, ảnh hưởng khả năng vận động.

    Với các trường hợp nặng sẽ được chỉ định: Châm cứu, bấm huyệt, sử dụng thuốc tổng hợp (giảm đau, chống viêm, giãn cơ, ức chế thần kinh,...) hoặc phẫu thuật giải phóng chèn ép. 

    *** Chú ý: Các biện pháp này cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn. Người bệnh phải tuân thủ theo các chỉ định, các yêu cầu của y bác sĩ.

    Xem thêm: 

    Điều trị tích cực theo phác đồ tương ứng giúp tình trạng đau mỏi vai gáy hạn chế tái phát

    Điều trị tích cực theo phác đồ tương ứng giúp tình trạng đau mỏi vai gáy hạn chế tái phát

    4. Phương pháp phòng ngừa đau mỏi vai gáy khi trời lạnh

    Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia để phòng ngừa đau mỏi vai gáy khi thời tiết giao mùa.

    4.1. Thực hiện lối sống lành mạnh

    Duy trì một lối sống lành mạnh không chỉ giúp ngừa bệnh đau mỏi vai gáy mà còn giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh nguy hiểm.

    • Ăn uống lành mạnh: Tránh đồ dầu mỡ, nhiều đường. Tránh chất kích thích rượu bia, thuốc lá, cà phê. Hạn chế các chất này để tránh xa bệnh béo phì, cao huyết áp, tim mạch,... -  một trong những yếu tố gây nên cơn đau mỏi vai gáy.
    • Ăn uống dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ các chất cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu vitamin B, C, D, E và các khoáng chất như canxi, kali, magie, sắt, kẽm… Các dưỡng chất này cần thiết cho hệ cơ xương chắc khỏe và tăng dịch khớp, dịch nhờn bôi trơn các khớp.
    • Thể dục thể thao: Đơn giản nhất với các bài tập cổ như xoay mặt sang phải sang trái, nghiêng đầu sang phải sang trái, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau. Vận động thể chất sẽ giúp tăng sức mạnh và tăng sự linh hoạt, dẻo dai cho cơ thể.
    • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý không mong muốn.

    Cơ thể cần vận động và nghỉ ngơi để hệ cơ xương khớp được hoạt động linh hoạt và thư giãn hợp lý

    Cơ thể cần vận động và nghỉ ngơi để hệ cơ xương khớp được hoạt động linh hoạt và thư giãn hợp lý

    4.2. Điều chỉnh chế độ/ hình thức làm việc

    Suy nhược cơ thể sẽ khiến đau mỏi vai gáy trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên cân bằng giữa công việc, sức khỏe thể chất và tinh thần.

    • Nghỉ ngơi hợp lý: Sau 35 phút làm việc nên nghỉ ngơi 5 phút.
    • Thường xuyên vận động và thay đổi tư thế để cơ bắp vùng vai gáy được thư giãn. 
    • Hạn chế làm việc quá sức, tránh gây căng thẳng stress mệt mỏi.

    Quan trọng nhất, bạn cần làm việc/ sinh hoạt đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống gây bệnh lý đau vai gáy. Bạn hãy cố gắng giữ cho cột sống thẳng trong mọi trường hợp, cụ thể: 

    • Khi ngồi làm việc nên ngồi thẳng lưng, ngực thẳng, cằm hơi cúi về trước, không nghiêng đầu và cổ về một bên quá lâu. 
    • Nếu ngồi lái xe, nên giữ đầu gối vuông góc, tay và vai để tự nhiên, eo lưng phải có điểm tựa, giữ thẳng cổ không nghiêng vẹo, có gối kê cổ. 
    • Khi ngủ, nên nằm gối cao khoảng 10 cm để phù hợp với độ cong sinh lý của cột sống cổ.

    Làm việc đúng tư thế giúp nhân viên văn phòng tránh khỏi nhiều bệnh lý xương khớp

    Làm việc đúng tư thế giúp nhân viên văn phòng tránh khỏi nhiều bệnh lý xương khớp

    Vừa rồi bài viết đã giúp bạn chỉ ra các nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy khi trời lạnh. Bài viết cũng đã đề xuất cho bạn phương pháp điều trị và phòng ngừa đau vai gáy khi trời lạnh. Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân nhé.

    Copyright © 2022 Maxcare Corporation. All rights reserved. Giấy phép ĐKKD số 0102685345 do Sở KHĐT TP.HN cấp ngày 02/01/2019